Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Nhật Bản thoát khỏi suy thoái mặc cho xuất khẩu giảm sút
Nga Cao - 19/05/2023 16:06
 
Nhật Bản đã thoát khỏi suy thoái nhờ sự phục hồi trong chi tiêu hộ gia đình và du lịch, đưa chỉ số chứng khoán lên mức cao mới trong 33 năm, kể từ suy thoái kinh tế năm 1989.

Theo dữ liệu sơ bộ mới nhất được Văn phòng Nội các công bố ngày 17/5, tốc độ tăng trưởng quý đầu năm 2023 của Nhật đang ở mức là 0,4%, sau khi GDP sụt giảm lần lượt 1% và 0,1% trong quý III và quý IV năm 2022.

Mức tăng trưởng khiêm tốn này được cho là bắt nguồn từ sự sụt giảm trong trong xuất khẩu và sản xuất.

Theo Bộ trưởng kinh tế Shigeyuki Goto, mặc dù nước Nhật cần chú ý đến những rủi ro suy thoái đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng quốc gia này cũng kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi ở mức khiêm tốn.

Sau khi công bố GDP, chỉ số chứng khoán Topix đã tăng tới 0,4%, trong khi chỉ số Nikkei tăng 0,8%, cả hai đều tiến gần đến mức cao nhất kể từ khi bong bóng thị trường Nhật Bản vỡ trận vào những ngày cuối cùng của năm 1989.

Chứng khoán tăng được cho là bắt nguồn từ sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với triển vọng cải thiện quản trị doanh nghiệp của Nhật Bản. Bên cạnh đó, đà phục hồi cũng được duy trì bởi sự lạc quan khi nhiều người kì vọn mức lương và chi tiêu tiêu dùng sẽ cao hơn.

Theo thống kê, chi tiêu hộ gia đình, chiếm hơn một nửa GDP của Nhật Bản đã tăng 0,6% so với quý trước trong khi các khoản đầu tư kinh doanh cũng tăng cao hơn dự kiến 0,9%. Sự phục hồi trong tiêu dùng chủ yếu đến từ việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến đại dịch và sự quay trở lại của khách du lịch nước ngoài khi chính phủ Nhật Bản gần đây đã hạ cấp Covid-19 xuống mức tương tự như bệnh cúm theo mùa.

Tuy nhiên, trái với chi tiêu hộ gia đình, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã giảm 4,2% - đánh dấu lần giảm đầu tiên trong 6 quý do thị trường bán dẫn toàn cầu sụt giảm.

Theo ông Yoshiki Shinke, kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, những số liệu được công bố có thể hỗ trợ phần nào cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong bối cảnh Thống đốc mới Kazuo Ueda đang phải đối mặt với thách thức dỡ bỏ các biện pháp nới lỏng quy mô lớn nếu giá tiêu dùng tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn thập kỷ.

Nhật Bản có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn 69 tỷ USD tại Việt Nam
Nhật Bản luôn nằm trong 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố, với 4.978 dự án còn hiệu lực,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư