-
Quảng Nam: Các tập đoàn nào muốn đầu tư Dự án sân bay Chu Lai? -
Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm -
Đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, nhà đầu tư nhận được lợi ích gì? -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 được điều chỉnh có tổng mức đầu tư 5.826,23 tỷ đồng -
Long An xúc tiến đầu tư và lao động tại Nhật Bản
Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang tạo động lực phát triển cho Thành phố |
Ứng cử viên sáng giá
Trước đây, với việc tập trung phát triển các lĩnh vực du lịch - dịch vụ, xây dựng đô thị, TP. Đà Nẵng đã thu hút được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Với nguồn lực đó, Đà Nẵng đã vươn lên trở thành địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch của thế giới, tốc độ phát triển luôn đứng top đầu của cả nước. Tuy nhiên, tăng trưởng của Đà Nẵng dần bộc lộ dấu hiệu không bền vững. Đại dịch Covid-19 đã cho thấy rõ hơn bất cập trong việc chỉ phát triển dựa vào du lịch và khai thác quỹ đất.
Kinh tế Đà Nẵng chững lại khiến không ít người cho rằng, thành phố này sẽ không còn là điểm đến của nhà đầu tư. Nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại. Trong năm 2020, Đà Nẵng là địa phương thu hút số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất tại miền Trung - Tây Nguyên. Hai tháng đầu năm 2021, Đà Nẵng đã cấp mới 6 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký trên 146 triệu USD.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án lớn vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp. Trong đó, 3 dự án FDI là Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United States Enterprise của nhà đầu tư Ha Vinh Ly và Nhe Thi Le (Hoa Kỳ) vốn đầu tư 110 triệu USD; Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng của Công ty TNHH Fujikin International (Nhật Bản), vốn đầu tư 35 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Dự án EPE Packaging Việt Nam (Nhật Bản) vào Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng, vốn đầu tư 300.000 USD.
Đáng chú ý, Công ty Arevo Inc. (Hoa Kỳ) cũng nghiên cứu đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất máy in 3D, với tổng vốn đầu tư 135 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Thanh Sang, đại diện chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United States Enterprises (Mỹ) khẳng định: “Với vị trí trung tâm của cả nước, lại được đầu tư để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao của cả nước, Đà Nẵng tương lai sẽ thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn. Vì vậy, chúng tôi chọn Đà Nẵng để xây dựng dự án”, ông Sang chia sẻ.
Nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chọn công nghệ cao và công nghệ thông tin làm mũi nhọn để đột phá, TP. Đà Nẵng tiếp tục là địa chỉ hấp dẫn nhà đầu tư. Rất nhiều ông lớn về khoa học, công nghệ đã có mặt tại Đà Nẵng.
Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư. Đến nay, Khu công nghệ cao đã thu hút được 24 dự án, trong đó có 12 dự án trong nước với vốn đầu tư 6.291 tỷ đồng và 12 dự án FDI với vốn đầu tư 545,1 triệu USD.
Trong đó, những dự án có vốn đầu tư lớn như Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Hoa Kỳ) tổng vốn đầu tư 170 triệu USD (2019), Nhà máy sản xuất thiết bị y tế ICT VINA II (Hàn Quốc) 60 triệu USD (năm 2020), Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United Enterprises (Hoa Kỳ) 110 triệu USD, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng (Nhật Bản) 35 triệu USD.
Theo ông Sơn, trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, Đà Nẵng là ứng cử viên sáng giá cho quá trình dịch chuyển chuỗi giá trị ở châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao hay chuyển đổi số. Bởi ngoài các lợi thế khác biệt, Đà Nẵng đang có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư khi đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Theo đó, các dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm; dự án từ 3.000 tỷ đồng trở lên được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong 30 năm…
Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực đầy triển vọng của Đà Nẵng. Thống kê cho thấy, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin của Đà Nẵng năm 2020 đạt hơn 19.000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu phần mềm đạt trên 92 triệu USD (tăng 4,2%). Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin của Đà Nẵng chiếm 20% doanh nghiệp toàn Thành phố. Đà Nẵng có 2,1 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, cao hơn 4 lần trung bình cả nước.
Chính vì vậy, nhiều tập đoàn công nghệ thông tin lớn của Việt Nam và quốc tế đã đăng ký đầu tư vào Đà Nẵng với những đại dự án chục ngàn tỷ đồng. Ví như Dự án Tổ hợp Không gian sáng tạo CMC của “ông lớn” Tập đoàn CMC với tổng mức đầu tư 12.000 đồng. Cuối năm 2021, Tập đoàn điện tử LG cũng mở Trung tâm nghiên cứu LG VS tại Đà Nẵng.
Ông Kwon Jun Bo, đại diện Trung tâm nghiên cứu LG VS chia sẻ: “Đà Nẵng đã lựa chọn công nghệ thông tin là lĩnh vực phát triển trọng tâm và đang bước vững chắc trên con đường trở thành một “IT hub Đông Nam Á”. Thành phố này cũng luôn dẫn đầu trong phát triển ICT của Việt Nam thông qua việc chiếm vị trí số 1 trong 11 năm liên tục của ICT Index Vietnam. Ước mơ của LG là xây dựng một trung tâm nghiên cứu hàng đầu tại Đà Nẵng”.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Đà Nẵng tiếp tục là điểm đến của nhà đầu tư. Ảnh: Trâm Anh |
Cơ hội rộng mở
Bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng khẳng định, việc thu hút dòng vốn đầu tư lớn đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho Đà Nẵng. Giai đoạn 2016 - 2020, Đà Nẵng thu hút được 163 dự án vốn đầu tư trong nước, tổng vốn hơn 76.100 tỷ đồng và 530 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1 tỷ USD. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đóng góp bình quân hơn 9% giá trị gia tăng nền kinh tế thành phố, tạo việc làm cho hơn 93.100 lao động…
“TP. Đà Nẵng hiện chú trọng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao và đô thị sinh thái… hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, cơ hội luôn rộng mở cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế”, bà Phương nói.
Theo UBND TP. Đà Nẵng, Thành phố đã xây dựng loạt giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trong giai đoạn mới. Trong đó, Đà Nẵng sẽ ban hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với Quy hoạch chung khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phê duyệt Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết làm cơ sở xác định các dự án, vị trí đất cần kêu gọi đầu tư, tạo động lực phát triển cho Thành phố.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển Khu công nghệ cao, Đề án thí điểm nâng cao tính năng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ cao; Đề án Xây dựng thành phố thông minh; Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ thu hút đầu tư trong các ngành kinh tế mũi nhọn…
Bên cạnh đó, Đà Nẵng sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng về giao thông; đẩy nhanh lựa chọn nhà đầu tư để đưa những khu công nghiệp mới vào hoạt động như Hòa Cầm giai đoạn II, Hòa Nhơn, Hòa Ninh; sớm hoàn thành thủ tục đầu tư để triển khai các dự án trọng điểm như xây dựng cảng Liên Chiểu; nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò; di dời ga đường sắt…
Quan trọng nhất, Đà Nẵng sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. Cam kết này đã được ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định lại trong buổi trò chuyện với các nhà đầu tư mới đây. Theo đó, lãnh đạo Đà Nẵng sẽ trực tiếp lắng nghe, nhận phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc, thậm chí cả vấn đề tiêu cực trong triển khai các dự án đầu tư…
“Đà Nẵng còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế cho nhà đầu tư. Thành phố cam kết tạo ra những lợi thế mang tính cạnh tranh so với nhiều địa phương khác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Đà Nẵng công khai, minh bạch, nhất quán trong thực hiện kêu gọi đầu tư, nhất là các chủ trương đất đai, cơ chế chính sách, giảm thiểu thời gian làm hồ sơ, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã cam kết là phải thực hiện”, ông Quảng khẳng định.
Kêu gọi đầu tư 57 dự án trọng điểm
Giai đoạn 2020-2025, TP. Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 57 dự án trọng điểm. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao có 4 dự án. Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 7 dự án tập trung tại huyện Hòa Vang. Lĩnh vực môi trường có Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) công suất 1.000 tấn/ngày, vốn đầu tư đăng ký dự kiến 3.000 tỷ đồng thực hiện giai đoạn 2020-2022. Lĩnh vực giao thông, cơ sở hạ tầng, logistics có 10 dự án, trong đó có Dự án cảng Liên Chiểu; Dự án di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị; tàu điện kết nối Đà Nẵng và Hội An.
Lĩnh vực công nghệ thông tin, hạ tầng công nghiệp có 10 dự án; trong đó đáng chú ý có Dự án Không gian sáng tạo Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn II, Khu công nghiệp Hòa Ninh, Khu công nghiệp Hòa Nhơn 360 ha. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại có 11 dự án. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo có 6 dự án. Lĩnh vực văn hóa - thể thao có 4 dự án…
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 được điều chỉnh có tổng mức đầu tư 5.826,23 tỷ đồng -
Long An xúc tiến đầu tư và lao động tại Nhật Bản -
Khó thu hồi 423,632 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng, Cần Thơ ra chỉ thị chấn chỉnh -
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực -
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024
- CapitaLand Development ra mắt dự án bất động sản đầu tiên tại phía Đông Hà Nội
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024