-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc HoSE tại Hội thảo “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.” Ảnh: HoSE |
Tại Hội thảo “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) - Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng,” được tổ chức ngày 16/6, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) cho rằng, thực tế trên đang cản trở kinh tế Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, trong đó có dòng chảy rất quan trọng về nguồn vốn.
Trên toàn thế giới, IFRS hiện được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia, trong đó có nhiều nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ cả phạm vi khu vực và quốc tế thì IFRS đã trở thành đề tài nóng, thu hút sự quan tâm từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây chính là những doanh nghiệp đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ tài chính đến năm 2020.
Theo ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính, báo cáo tài chính doanh nghiệp luôn được xem là nguồn tin chủ đạo đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư.
“Hiện, Việt Nam đang trở nên thu hút đối với nhà đầu tư nước ngoài và IFRS được ví như ‘ngôn ngữ tài chính toàn cầu’ giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch, qua đó ‘chắp cánh’ cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung,” ông Hùng nói.
Ông này cũng cho biết, Luật Kế toán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua có đề cập bổ sung "Nguyên tắc giá trị hợp lý" để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai áp dụng IFRS ở Việt Nam. Điều này phù hợp với Chiến lược phát triển kế toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đưa lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính Việt Nam tiếp cận gần nhất với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
“Kế toán phải hướng đến mục tiêu hội nhập quốc tế, được quốc tế thừa nhận,” ông nhấn mạnh.
Hội thảo “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) - Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng,” được tổ chức ngày 16/6. (Ảnh: HoSE) |
Tại Hội thảo, ông Eddy James, chuyên gia Ban báo cáo tài chính của ICAEW toàn cầu, đã trình bày những bài học kinh nghiệm của các quốc gia châu Âu trong suốt quá trình 10 năm chính thức áp dụng bắt buộc IFRS. Bên cạnh ông cũng chỉ ra các lợi ích và điểm đáng lưu ý về kinh nghiệm áp dụng IFRS cùng những cập nhật mới nhất của IFRS 9, IFRS 15 và IFRS 16.
"Kinh nghiệm của châu Âu đã cho thấy IFRS mang lại nhiều lợi ích về lâu dài. Bất kỳ quốc gia nào đang xem xét áp dụng IFRS nên tập trung vào những lợi ích của nó chứ không nên quá chú trọng đến những chi phí ngắn hạn không thể tránh khỏi và những thách thức trước mắt về mặt thực hiện. Ở một chừng mực nào đó, để chuyển sang áp dụng IFRS sẽ luôn luôn cần ‘đức tin’. Nhưng nó là một ‘bước nhảy’ mà nhiều nước trên thế giới, bao gồm các nước trong khu vực ASEAN đã làm. Tôi rất vui mừng khi biết rằng Việt Nam cũng đang trên con đường tiến tới ‘bước nhảy đó’ và gia nhập gia đình IFRS, " ông Eddy James chia sẻ.
Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng IFRS vào Việt Nam sẽ gặp những khó khăn và thách thức là không nhỏ. Cụ thể, ông Trịnh Đức Vinh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính chỉ ra các thách thức, bao gồm thị trường hoạt động, vấn đề nội tại của IFRS, hạ tầng cơ sở thông tin, rào cản ngôn ngữ, năng lực nguồn nhân sự...
Song đồng quan điểm với ông Eddy James, ông Vinh cũng cho rằng, tiến tới IFRS là con đường tất yếu của Việt Nam. Việc nhìn nhận được những khó khăn, thách thức sẽ giúp các cơ quan hữu quan cùng tìm ra giải pháp hiệu quả để sớm đưa IFRS vào áp dụng tại Việt Nam.
-
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025