
-
Xúc tiến thương mại chuyên sâu tại Mỹ, EU, ASEAN, Hàn Quốc
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/7/2025
-
Biến tần trung thế ATV6100: Giải pháp linh hoạt, tối ưu hiệu suất, tiết kiệm chi phí cho công nghiệp nặng
-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Trung Quốc
-
Khai mạc Vòng đối thoại địa phương đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 -
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5% sau 6 tháng năm 2025
![]() |
60% doanh nghiệp Nhật Bản trong khảo sát có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. |
Kết quả "Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm 2022" do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự tín nhiệm của doanh nghiệp Nhật Bản với hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Khảo sát này được JETRO thực hiện đối với 20 quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á và châu Đại Dương.
Theo kết quả thu thập từ hơn 600 công ty, 59,5% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam kỳ vọng có lãi trong năm 2022. Do sự hồi phục sau đại dịch Covid-19 nên số doanh nghiệp có lãi ở cả ngành chế tạo và phi chế tạo đều tăng so với năm 2021.
Nhiều doanh nghiệp cho biết kinh doanh năm nay cải thiện so với năm 2021, phần lớn là phục hồi mạnh sau đại dịch, đặc biệt là ngành sản xuất hàng tiêu dùng và ngành dịch vụ trực tiếp. Một số doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn trong việc mua nguyên vật liệu, do chi phí nhân công, chi phí hậu cần tăng…
Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp dự báo cải thiện hơn so với năm 2022 là 53,6%, tỷ lệ doanh nghiệp dự báo xấu hơn là 6,9%. Theo JETRO, so với toàn khu vực Châu Á và Châu Đại dương thì số doanh nghiệp dự báo lạc quan tại Việt Nam nhiều hơn.
Lý do hàng đầu trong việc cải thiện lợi nhuận kinh doanh, ở cả ngành chế tạo và phi chế tạo là do phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức mua nội địa vốn là những yếu tố góp phần vào tăng trưởng của Việt Nam cũng được xếp hạng cao.
Về phương hướng triển khai kinh doanh trong 1-2 năm tới, có 60% doanh nghiệp trả lời có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam, tăng 4,7 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ này cao nhất trong khối ASEAN, cho thấy động lực cao trong cả khối sản xuất và bán hàng.
Mặt khác, JETRO cho biết, trong khảo sát tương tự ở Trung Quốc, số doanh nghiệp trả lời họ sẽ “mở rộng” kinh doanh chỉ chiếm 33,4%, mức thấp nhất từ khi thực hiện khảo sát với cả khối phi chế tạo năm 2007 tới nay.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng 2022, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai về số vốn đầu tư tại Việt Nam, chỉ sau Singapore với hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư, tăng 24,4% so với cùng kỳ.
-
Khu công nghiệp Liên Hà Thái đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Trung Quốc -
Khai mạc Vòng đối thoại địa phương đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 -
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5% sau 6 tháng năm 2025 -
Tầm nhìn chuyển đổi số của một doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ -
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn trong quý II/2025 -
VIMC đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 20.793 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2024 -
Công ty THILOGI Lào đi vào hoạt động, tăng cường kết nối logistics khu vực
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới