
-
Khi nào nhà sáng lập nên từ bỏ start-up của mình?
-
LEGO đặt văn phòng tại Bình Dương chuẩn bị vận hành nhà máy vào năm sau
-
Ông Nguyễn Văn Thân tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Loạt doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà xin miễn đăng ký môi trường
-
Kiến nghị tháo gỡ bất cập về cấp Giấy xác nhận nguyên liệu hải sản xuất khẩu -
VEC được giao đạt doanh thu 4.957 tỷ đồng trong năm 2023
Chia sẻ với Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – CTCP Chứng khoán Công thương Việt Nam (VietinbankSc) cho biết, trong sơ đồ sản xuất thép từ thượng nguồn xuống hạ nguồn tới năm 2015, sản xuất phôi slab, thép cuộn cán nóng chính là điểm khuyết trong chuỗi giá trị mà Việt Nam chưa sản xuất được. Cùng với đó, năng lực sản xuất thép cơ khí chế tạo gần như chưa có. Chính vì vậy, trong năm 2015, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 14 triệu tấn thép thành phẩm, đứng thứ 6 trong danh sách các nước nhập siêu thép trên thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chung sụt giảm và suy giảm lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp thép lớn, vẫn còn một vài điểm sáng tăng trưởng lợi nhuận, chủ yếu đến từ các công ty tham gia vào khâu cuối của chuỗi giá trị thép, sản xuất các sản phẩm thép công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là cho ngành sản xuất ô tô.
![]() |
Cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp thép Việt vẫn còn rất tốt nếu tìm được hướng đi phù hợp |
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Thép Việt Nam, việc giá thép thành phẩm giảm nhanh hơn giá nguyên liệu sản xuất là nguyên nhân chính làm cho giá thép thế giới giảm sâu, khiến cho biên lợi nhuận của hầu hết các công ty sản xuất thép sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ bởi ngành thép là ngành mà giá cả của sản phẩm đầu ra rất nhạy cảm với biến động giá nguyên liệu đầu vào….
Bình luận về thị trường trong nước, các báo cáo gần đây của Hiệp hội Thép và Bộ công thương đều chỉ ra rằng, nhìn chung, thị trường trong nước cũng có cùng đà biến động với xu hướng của thị trường thép Thế giới. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp trong ngành giảm mạnh, dao động từ -10% đến 6%. Chỉ riêng Hòa Phát và Hoa Sen vẫn giữ ở mức cao 17% đến 18%, vì các doanh nghiệp này đã điều chỉnh chính sách tồn kho phù hợp hơn với diễn biến thị trường, do đó biên lợi nhuận dần được cải thiện.
Đến quý 2/2016, khi giá thép phục hồi, cùng với thuế tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài bắt đầu có hiệu lực, tạo thành 2 yếu tố cộng hưởng giúp biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép bứt phá mạnh mẽ. Cụ thể, Hòa Phát đạt biên lợi nhuận gộp 32%, Hoa Sen 24%, SMC 10%,…
Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam vẫn được dự báo ở mức 15% trong giai đoạn 5 năm tới, ông Đăng cho rằng, cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp thép Việt vẫn còn rất tốt nếu tìm được hướng đi phù hợp.
Thứ nhất, tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín. Hoà Phát là một ví dụ điển hình. Việc tổ chức quy trình sản xuất khép kín sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra có khả năng cạnh tranh cao về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, với chu trình sản xuất khép kín cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất chặt chẽ hơn.
Thứ hai, khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị ngành. Nếu các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư kỹ lưỡng, bài bản vào các sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được như phôi dẹt, thép cuộn cán nóng, hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thép cơ khí chế tạo sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.
Thứ ba, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao.
“Nhìn chung, doanh nghiệp toàn ngành đều có sự phục hồi rõ rệt với lợi nhuận sau thuế chỉ trong 9 tháng đầu năm cao hơn hẳn so với cả năm 2015. Đặc biệt có những doanh nghiệp đã xóa hết lỗ lũy kế trong năm 2015 như SMC, thép Tiến Lên…Xét về các chỉ số sinh lời, Hòa Phát và Hoa Sen vẫn là những doanh nghiệp đi đầu về tỷ suất lợi nhuận. Trong khi đó, thép Nam Kim và SMC lại có tỷ lệ ROE cao nhất”, ông Đăng cho biết.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SMC dự báo, giá thép trong tương lai phụ thuộc nhiều vào GDP thế giới, phụ thuộc nhiều vào giá dầu do ngành thép là ngành tiêu hao năng lượng lớn, phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc như cắt giảm sản lượng ngành than, siết chặt sản xuất của những DN gây ô nhiễm môi trường. Do đó, giá thép khó giảm sâu nhưng không có cơ sở tăng mạnh. Nói cách khác, nếu biết chọn phân khúc, giá trị gia tăng trong đầu tư ngành thép sẽ rất hiệu quả.

-
Bộ Công thương muốn siết xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc -
Loạt doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà xin miễn đăng ký môi trường -
Khung giá thấp khiến nhà đầu tư năng lượng tái tạo nản lòng -
Kiến nghị tháo gỡ bất cập về cấp Giấy xác nhận nguyên liệu hải sản xuất khẩu -
VEC được giao đạt doanh thu 4.957 tỷ đồng trong năm 2023 -
Tập đoàn Everland và Ngân hàng HDBank ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án -
Cần chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp nhà nước
-
Mở quán bia hơi Hạ Long hè 2023: Lợi nhuận cao - ưu đãi hấp dẫn
-
Dai-ichi Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 15.000 tỷ đồng cho khách hàng
-
C.P. Việt Nam được vinh danh Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2023
-
VietinBank ra mắt chiến dịch Sống một đời có “lãi" đồng hành cùng nghệ sĩ Đen Vâu
-
Cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp cần định hình trong bối cảnh mới
-
Generali dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam