-
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng)
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam triển khai nhiều công trình, dự án đầu tư trọng điểm, tình hình vật liệu đất, cát sỏi phục vụ thi công các công trình đang khan hiếm, nhiều nơi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu đối với 40 giấy phép khai thác khoáng sản đất, đá, cát, sỏi lòng sông đã được cơ quan có thẩm quyền cấp và hiện nay còn thời hạn khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện có liên quan phải chỉ đạo, yêu cầu đơn vị chủ mỏ tổ chức khai thác khoáng sản đảm bảo công suất theo giấy phép được cấp, nghiêm cấm việc khai thác cầm chừng, gây khan hiếm vật liệu để tăng giá bán; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Các điểm mỏ vật liệu mà các địa phương đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và phê duyệt kết quả đơn vị trúng đấu giá, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung phối hợp với các địa phương đôn đốc, hướng dẫn, sớm tham mưu giải quyết các thủ tục về thăm dò khoáng sản, đất đai, đầu tư, cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo đúng quy định để sớm đưa các mỏ vào hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Đối với 22 điểm mỏ vật liệu đất, đá, cát sỏi trên địa bàn các huyện, thị xã: Quế Sơn, Đại Lộc, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn, Tây Giang, Điện Bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục và phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản và giá khởi điểm tại Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 22/3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND các huyện, thị xã khẩn trương tổ chức đấu giá để lựa chọn và hướng dẫn đơn vị trúng đấu giá thực hiện các bước thủ tục tiếp theo để sớm được cấp phép, đưa mỏ vào hoạt động khai thác.
Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát nhu cầu vật liệu (đất, đá, cát sỏi) và đề xuất các mỏ cần đưa ra đấu giá hoặc khoanh định không đấu giá để phục vụ thi công đối với các công trình trọng điểm hiện nay đang triển khai đầu tư từ nguồn vốn ngân sách do đơn vị, địa phương mình quản lý; tổng hợp, báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, trường hợp đảm bảo các điều kiện thì khẩn trương tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh trình xin ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện các bước thủ tục tiếp theo, sớm cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác, phục vụ thi công các công trình và nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn.
Đối với các điểm mỏ vật liệu đã được UBND tỉnh phê duyệt khoanh định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, cấp giấy phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản (đất san lấp khu vực Hóc Tra, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên; đất san lấp khu vực Hố Dứa, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên; đất sét khu vực Hố Thác, xã Quế Long, huyện Quế Sơn), UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tập trung theo dõi, yêu cầu các đơn vị được lựa chọn (cũng là nhà thầu thi công công trình) khẩn trương hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, sớm đưa mỏ vào hoạt động, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình; có biện pháp xử lý nghiêm đối với đơn vị chậm trễ, không tích cực thực hiện thủ tục, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình.
Trường hợp có vướng mắc trong quá trình giải quyết các thủ tục về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các mỏ vật liệu, các Ban Quản lý dự án và các đơn vị phải tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để vận động Nhân dân ủng hộ thực hiện; kịp thời báo cáo UBND các huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ.
“Các Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng vật liệu tại các điểm mỏ không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo đúng mục đích phục vụ thi công các dự án đã được phê duyệt và quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật”, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo.
-
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng
-
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam