-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Theo đó, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 557,930 tỷ USD, tăng 15%, tương đương 72,709 tỷ USD - mức tăng lớn nhất so với cùng kỳ các năm.
Nếu trong 3 tháng cuối năm đạt mức bình quân bằng với mức bình quân tháng của 9 tháng đầu năm (62 tỷ USD), thì cả năm cán mốc 744 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm trước, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Theo đó, chỉ tiêu tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa/GDP cũng đạt cao hơn kỷ lục đã đạt được trong năm trước (khoảng 185% so với 184,7%).
Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng đạt được ở cả 2 khu vực. Khu vực kinh tế trong nước đạt 72,6 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng số, tăng 15,4%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 74,3% và có mức tăng 17,8%.
Tăng trưởng với mức cao (trên 1 tỷ USD) có 8 mặt hàng: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; điện thoại và linh kiện; thủy sản; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ.
Mới qua 3/4 thời gian của năm đã có 31 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt có 6 mặt hàng đạt trên 10 tỷ là điện thoại, máy tính, máy móc, dệt may, giày dép, gỗ.
Nếu tính theo địa bàn, có 52/63 tỉnh, thành phố tăng, trong đó có 12 địa bàn tăng lớn (trên 1 tỷ USD), như Bắc Giang 6,23 tỷ USD, TP.HCM 4,14 tỷ USD, Phú Thọ 3,29 tỷ USD, Thái Nguyên 3,14 tỷ USD, Đồng Nai 2,86 tỷ USD, Bắc Ninh 2,77 tỷ USD, Bình Dương 2,27 tỷ USD, Vĩnh Phúc 1,62 tỷ USD, Tây Ninh 1,25 tỷ USD, Hà Nam 1,15 tỷ USD, Tiền Giang 1,14 tỷ USD, Hải Phòng 1 tỷ USD.
Đã có 37 địa phương có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 13 địa phương đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt, có 8 địa bàn đạt trên 10 tỷ USD (TP.HCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Giang).
Trong 79 thị trường chủ yếu, có 64 thị trường tăng so với cùng kỳ, trong đó có 12 thị trường tăng lớn (trên 1 tỷ USD), lớn nhất là Mỹ (tăng 16,3 tỷ USD), tiếp đến là Nhật Bản (3,17 tỷ USD), Hàn Quốc (2,69 tỷ USD), Trung Quốc (2,39 tỷ USD), Hà Lan (2,24 tỷ USD), Ấn Độ (1,59 tỷ USD), Đức (1,5 tỷ USD), Thái Lan (1,21 tỷ USD), Malaysia (1,21 tỷ USD), Canada (1,14 tỷ USD), Australia (1,07 tỷ USD), Campuchia (1,02 tỷ USD). Mới qua 9 tháng đã có 31 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 thị trường đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt có 4 thị trường đạt trên 10 tỷ USD, lớn nhất là Mỹ (85,17 tỷ USD), Trung Quốc (41,22 tỷ USD), Hàn Quốc (18,68 tỷ USD), Nhật Bản (17,84 tỷ USD).
Do xuất khẩu so với nhập khẩu đạt quy mô cao hơn và có tốc độ tăng cao hơn (17,2% so với 12,8%), nên trong quan hệ buôn bán hàng hóa với nước ngoài, Việt Nam ở vị thế xuất siêu, ngược chiều với nhập siêu của cùng kỳ (xuất siêu 6,76 tỷ USD so với nhập siêu 3,4 tỷ USD). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu tăng lớn cả về quy mô tuyệt đối (30,16 tỷ USD so với 18,32 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (14,4% so với 10,3%). Trong 86 thị trường, có 52 thị trường Việt Nam ở vị thế xuất siêu, trong đó có 16 thị trường đạt trên 1 tỷ USD (Mỹ lên tới 74 tỷ USD, Hà Lan 7,34 tỷ USD, Hồng Kông 6,97 tỷ USD, Canada 4,38 tỷ USD, Anh 4,08 tỷ USD, Đức 4,07 tỷ USD, Mexico 2,88 tỷ USD, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bỉ 2,4 tỷ USD, Italia 2,09 tỷ USD, Philippines 1,89 tỷ USD, Tây Ban Nha 1,83 tỷ USD, Áo 1,69 tỷ USD, Pháp 1,61 tỷ USD, Ba Lan 1,56 tỷ USD, Chile 1,04 tỷ USD.
Từ kết quả 9 tháng, có thể kỳ vọng cả năm như sau: Nếu bình quân 1 tháng trong 3 tháng cuối năm đạt như tháng 9, thì cả năm xuất khẩu đạt khoảng 372 tỷ USD (tăng 10,6% so với 2021); nhập khẩu đạt 361 tỷ USD (tăng 8,7%), xuất siêu đạt 11 tỷ USD, cao gấp trên 2,5 lần mức xuất siêu gần 4,1 tỷ USD của năm trước, vượt xa so với kế hoạch của Bộ Công thương.
Tuy nhiên, xuất khẩu, xuất siêu chủ yếu do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, còn khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ và nhập siêu lớn. Nhập siêu với 33 thị trường, trong đó có 11 thị trường nhập siêu lớn. Lớn nhất là Trung Quốc gần 50 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc 29,44 tỷ USD, Đài Loan 14,04 tỷ USD, Thái Lan 4,97 tỷ USD, Kuwait 4,82 tỷ USD, Indonesia 3,64 tỷ USD, Australia 3,55 tỷ USD, Malaysia 2,54 tỷ USD, Argentina 2,42 tỷ USD, Ailen 2,28 tỷ USD, Braxin 1,72 tỷ USD.
-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Ajinomoto Việt Nam ra mắt hạt nêm Aji-ngon Heo Giảm Muối, giúp món ăn giảm mặn vẫn ngon -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025