-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Dự án Thủy điện Đắk Re do Công ty cổ phần Thủy điện Thiên Tân làm chủ đầu tư tại xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và một phần xây dựng nhà máy thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Dự án có công suất 60 MW, diện tích sử dụng đất 192,155 ha, thời gian thực hiện từ năm 2007 đến năm 2021.
Các thông số này đã thay đổi khá nhiều so với Giấy chứng nhận đầu tư được cấp lần đầu (số 38121000014 ngày 5/5/2008). Khi đó, quy mô công suất dự án là 30 MW, tiến độ thực hiện 2007 - 2010, tiền ký quỹ (theo văn bản số 1133/UBND-TH ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Kon Tum) là 90.000 USD.
Theo Thanh tra Chính phủ, Dự án Thủy điện Đắk Re đã được điều chỉnh tiến độ 4 lần, với tổng thời gian điều chỉnh là 10 năm và thực tế, dự án đã thực hiện được năm 12 năm, nhưng đến nay vẫn dở dang.
Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum không theo dõi, buông lỏng quản lý, giám sát đầu tư đối với dự án (11 tháng trước khi điều chỉnh dự án lần 1; 8 tháng trước khi điều chỉnh dự án lần 3; 16 tháng trước khi điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư).
Cụ thể, Dự án đã triển khai thi công từ năm 2016, khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi chiếm đất, vi phạm khoản 1, Điều 12, Luật Đất đai năm 2013 và Luật Xây dựng năm 2014, nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý là thể hiện sự buông lỏng quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng.
Tại thời điểm thanh tra (Luật Đầu tư năm 2020 chưa có hiệu lực), Dự án chậm tiến độ đủ điều kiện thu hồi tiền ký quỹ, nhưng cơ quan chức năng không thu hồi là thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng văn bản số 1133/UBND-TH ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Kon Tum (tiền ký quỹ 2.895,12 triệu đồng), vi phạm quy định tại Điều 27, Nghị định 118/2015/NĐ-CP (tiền ký quỹ 18.597,490 triệu đồng); yêu cầu chủ đầu tư nộp về tài khoản tạm giũa của Thanh tra Chính phủ với tổng số tiền là 21.492,61 triệu đồng.
Việc UBND tỉnh Kon Tum ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện Dự án khi chủ đầu tư không thực hiện ký quỹ là vi phạm điểm b, khoản 3, Điều 58, Luật Đất đai năm 2013.
Mặt khác, theo Giấy chứng nhận đầu tư, diện tích sử dụng đất là 175,045 ha (Kon Tum 146,19 ha, Quảng Ngãi 28,855 ha), đến ngày 11/11/2019, UBND tỉnh Kon Tum giao đất, cho thuê đất 171,61 ha (tăng 25,42 ha so với Giấy chứng nhận đầu tư) là việc làm tuy tiện, vi phạm khoản 2, Điều 52, Luật Đất đai năm 2013, thể hiện sự buông lỏng quản lý về quản lý đất đai. Đến ngày 1/4/2020, UBND tỉnh mới điều chỉnh chủ trương đầu tư (Quyết định số 297/QĐ-UBND), có dấu hiệu hợp thức hóa cho việc cho thuê đất vượt nhu cầu của dự án.
Khi điều chỉnh quy mô (30 MW lên 60 MW), diện tích dự án (175,045 ha lên 192,155 ha), chủ đầu tư không lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhưng cơ quan chức năng không biện pháp xử lý, là vi phạm điểm b, c khoản 1, Điều 20, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, khoản 6, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 (sửa đổi, bổ sung Điều 15, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015).
Chủ đầu tư khi thi công Kênh thông hồ đã trực tiếp đổ thải tại 2 vị trí thuộc thôn 1, xã Hiếu, huyện Kon Plon không đúng quy định (vị trí đổ thải là đất rừng và đất nương rẫy của các hộ dân), với khối lượng tạm tính khoảng 110.513 tấn. Hành vi vi phạm này của chủ đầu tư phải được khắc phục hậu quả, trả lại nguyên trạng ban đầu và báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư còn có một số vi phạm, như chiếm dụng đất trái phép để thi công: đường dây điện 22KV từ nhà máy tới đập trên đất rừng (chưa được chuyển đổi), khoảng 147 móng trụ (4m2/1 móng) khi chưa được cho thuê đất và cấp phép xây dựng; công trình ngầm (cửa nhận nước và tuyến đường hầm dẫn nước), chưa được cho thuê đất; chiếm dụng đất làm bãi trữ đá số 1,2. và thi công ống dẫn nước từ vị trí lòng hồ 3 để dâng nước về Kênh thông hồ (nằm trong lòng chảy của Suối Đăk So Rach), vi phạm khoản 1, Điều 12, Luật Đất đai năm 2013.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025