
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Nhật Bản là quốc gia có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Đông Nam Á với các dự án đầu tư tập trung vào công nghiệp cơ khí chính xác, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thong tin. Đây là những lĩnh vực phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển của TP Đà Nẵng. Hơn nữa Nhật Bản có những giá trị văn hóa tương đồng với Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng luôn xác định Nhật Bản là một trong những đối tác trọng điểm cần tập trung thu hút đầu tư.
Chủ trì tại hội thảo này, ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cam kết: “TP Đà Nẵng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của thành phố như: xây dựng hạ tầng kỹ thuật dồng bộ cho Khu công nghệ cao, Khu công viên phần mềm và Khu công nghệ thong tin tập trung 134ha với các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tập trung đào tạo nguồn nhận lực ICT có trình độ cao, thong thạo ngoại ngữ… nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Chính quyền thành phố cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản thiết lập và triển khai dự án đạt hiệu quả cao tại Đà Nẵng.
![]() |
Ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, Diễn đàn Kinh doanh mới Saitama và Công ty TNHH Ươm mầm nhân lực Việt Nam Selfwings về đầu tư ngành ICT tại Đà Nẵng. |
Những thông tin hữu ích về hiện trạng ngành ICT, tiềm năng thu hút các nhà đầu tư, các ưu đãi đầu tư và hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ICT tại Đà Nẵng; xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực ICT tại Việt Nam và Đà Nẵng; và những chia sẻ của doanh nghiệp Nhật Bản về kinh nghiệm đầu tư tại Đà Nẵng cũng như của doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản…đã được nêu rất rõ tại hội thảo này.
Bà Huỳnh Liên Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư cho biết: Cho đến thời điểm hiện nay, TP Đà Nẵng đã thu hút được 423 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 3,68 tỉ USD, đầu tư từ Nhật Bản đã được 112 dự án với vốn đầu tư là 397,2 triệu USD. Lĩnh vực ICT có 55 dự án với 12,5 triệu USD. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Thành phố, giải quyết công việc làm cho khoảng 30 ngàn lao động địa phương và các tỉnh lân cận.
Hiện nay, Đà Nẵng có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp ICT như ưu đãi về các chính sách thuế, riêng về mảng sản xuất phần mềm, TP Đà Nẵng sẽ có chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng như giảm 20% giá thuê mặt bằng trong Khu công viên phần mềm Đà Nẵng, giảm 30% phí thuê lưu ký (hosting) website. Giảm 20% phí thuê máy chủ, thuê chỗ đặt máy chủ, thuê mạng MAN, dịch vụ lưu trữ dữ liệu, dịch vụ an toàng an ninh thong tin. Giảm 20% phí hạ tầng sử dụng chng (Hội trường, phòng họp) trong khu công viên phần mềm Đà Nẵng. Đồng thời sẽ có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là hỗ trợ cho vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi.
Chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư trong lĩnh vực ICT tại TP Đà Nẵng, ông Furukawa Tsuginori – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật tại Đà Nẵng lo ngại: Hiện nay, mức lương trả cho nhân công người Việt Nam đang tăng khoảng 12%/ năm, tôi nghĩ, để tiết kiệm chi phí, các ngành thâm dụng lao động của Việt Nam sẽ bị dịch chuyển qua Myanmar, Bangladesh. Vấn đề quan trọng đối với chính quyền Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng là làm thế nào có thể phát triển được các ngành sản xuất cơ bản có chất lượng cao và lương nhân công cao, có tính cạnh tranh quốc tế như ngành sản xuất ô tô tại Thái Lan, Indonesia. ICT là một trong những ngành được khuyến khích phát triển, tuy nhiên cần phải cải cách cấu trúc cơ bản của ngành ICT hiện nay đang còn phụ thuộc vào phát triển offshore.
Hội thảo đã có nhiều ý kiến thảo luận, câu hỏi từ các nhà đầu tư và giải đáp từ chính quyền Thành phố là cơ sở để hoàn thiện chính sách quản lý, tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng năng động và hiệu quả.
Tại Hội thảo, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, Diễn đàn Kinh doanh mới Saitama và Công ty TNHH Ươm mầm nhân lực Việt Nam Selfwings thống nhất cùng ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên về việc phối hợp trao đổi thông tin, hỗ trợ, đẩy mạnh xúc tiến các doanh nghiệp tại tỉnh Saitama, Nhật Bản đầu tư ngành ICT tại Đà Nẵng.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort