
-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
-
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70%
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
![]() |
Theo VFA, đang có nhiều tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo Việt Nam. |
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, tình hình xuất khẩu gạo quý II của Việt Nam sẽ tích cực hơn so với quý I/2023. Do ảnh hưởng của những bất ổn về kinh tế, chính trị và nhu cầu dự trữ lương thực của các quốc gia tăng lên, nên giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao,
Chẳng hạn, ở thị trường các nước châu Âu, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Việt Nam được cấp hạn ngạch là 80.000 tấn gạo xuất khẩu. Khi doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu theo quy định thì được hưởng ưu đãi với mức miễn thuế là 175 Euro/tấn.
Cùng với đó, các thị trường như Philippines, Indonesia và một số nước châu Phi đang có kế hoạch nhập khẩu gạo với số lượng lớn để tăng dự trữ lương thực. Trong khi đó nguồn cung gạo từ Ấn Độ, Pakistan tiếp tục hạn chế; giá gạo Thái Lan tăng do đồng Baht tăng giá trở lại.
Mới đây, Indonesia quyết định nhập 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023 nhằm nâng dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như mức dự trữ trước đó.
Với thị trường Trung Quốc, gần đây nước này thông báo sẽ mở cửa trở lại cũng được cho là một tín hiệu tích cực cho những nhà xuất khẩu gạo. Đây là những yếu tố giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.
Trên thị trường gạo châu Á, trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu Việt Nam điều chỉnh tăng mạnh. Theo đó, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam vào cuối tuần này lần lượt đạt 473 USD/tấn và 453 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với thời điểm cuối tuần trước.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Thái Lan hiện được chào từ 480 – 482 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức 475 – 482 USD/tấn.
Gạo là mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu cao trong quý đầu năm, trong khi hầu hết các nhóm hàng hóa nông sản khác, từ cà phê, hạt điều, tiêu, thủy sản...đều giảm mạnh.
Quý I/2023, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt 1,793 triệu tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2022; tổng kim ngạch ước đạt 952 triệu USD, tăng 30,2%.
Trong quý 1/2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đạt trung bình khoảng 450 USD/tấn và gạo 25% tấm đạt khoảng 430 USD/tấn, cao hơn giá gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp của Thái Lan và Ấn Độ.
Bộ Công thương cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình thị trường và chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo, mang về 3,45 tỷ USD. Xuất khẩu gạo năm 2023 dự kiến đạt khoảng 6,5 - 7 triệu tấn nhưng trị giá thu về có thể lên tới 3,9-4 tỷ USD do các doanh nghiệp tăng xuất khẩu các chủng loại gạo thơm, chất lượng cao, giá cao...
-
Việt Nam nên nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ Mỹ -
Ít bị ảnh hưởng bởi biến động thế giới, chăn nuôi lợn còn nhiều dư địa tăng trưởng -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan? -
Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng thị trường
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort