
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
Gần 2 tuần trước đó, nhân viên trạm BOT Cai Lậy đã phải khốn khổ đối phó tình trạng nhiều lái xe phản đối, gây khó bằng cách trả tiền lẻ. Nhà đầu tư BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy bất lực, phải cầu cứu các cơ quan chức năng vì hiện tượng gây khó bằng các cọc tiền lẻ này diễn ra liên tục, gây ùn tắc giao thông, dẫn tới phải xả trạm, tháo khoán.
Không chỉ nóng rẫy trên mặt đường, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trạm BOT Cai Lậy thậm chí trở thành tâm điểm tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đợt giám sát chuyên đề BOT vào giữa tuần này. Hơn thế, trạm này còn được không ít người cho là một trong những bất cập điển hình về các dự án xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
![]() |
. |
Khởi đầu từ trạm BOT Bến Thủy (Hà Tĩnh) cách đây 6 tháng, việc phản đối mức phí, vị trí đặt trạm bằng tiền lẻ như hiệu ứng domino, lan sang nhiều dự án BOT, từ Tam Nông (Phú Thọ) đến Cai Lậy. Cách thức phản ứng này trở thành nỗi ám ảnh của nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực trạm thu giá.
Cần phải nói thêm rằng, điểm chung tại những điểm nóng nói trên là mức giá chưa thực sự hợp lý; người tham gia giao thông không lưu thông trên tuyến thuộc dự án BOT, nhưng vẫn phải trả phí. Những bất cập đó, theo từng góc độ đều ảnh hưởng nhất định đến lợi ích nhà đầu tư, Nhà nước, đặc biệt là tạo áp lực về giá phí cao đối với người dân tham gia giao thông cũng như chi phí hoạt động vận tải. Thực tế đã xảy ra một số vụ việc người dân bức xúc, tụ tập đông người phản đối đến nay chưa có hướng giải quyết dứt điểm.
Bài học từ các vụ việc này là thu hút đầu tư PPP tuy cần thiết, nhưng lợi ích của người tham gia giao thông được hưởng lớn hơn số phí bỏ ra phải là thước đo quan trọng nhất để khẳng định một dự án BOT có ích hay trở thành gánh nặng cho cộng đồng.
Thực tế từ hơn một năm qua đã có sự chuyển biến rất lớn trong cách tiếp cận đầu tư các dự án hạ tầng dự kiến triển khai theo hình thức PPP của Bộ Giao thông – Vận tải. Cụ thể, kể từ tháng 9/2016 trở đi, các dự án BOT ngành giao thông chỉ được triển khai nếu có được sự đồng thuận của người dân và chỉ được thu phí hoàn vốn trên chính tuyến đường mà nhà đầu tư rót vốn.
Đây thực sự là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, bởi nếu tiếp tục cách làm cũ, thì ngoài việc hạn chế quyền đi lại của người dân, sẽ làm bùng phát những bất ổn xã hội không mong đợi, trong đó vụ việc tại trạm thu phí cầu Bến Thủy, Tam Nông, Cai Lậy… là những thí dụ điển hình.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP là mô hình mới, phức tạp hơn nhiều phương pháp đầu tư công truyền thống. Điều này đòi hỏi các bên liên quan, cả cơ quan quản lý nhà nước các cấp và nhà đầu tư, ngân hàng, người sử dụng… phải có cách tiếp cận thích hợp để có thể triển khai thành công.
Có thể khẳng định rằng, mấu chốt dẫn đến thành công cũng như sự phát triển bền vững của các dự án hạ tầng giao thông là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước - nhà đầu tư - người dân. Đó cũng là trách nhiệm, là nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước để xã hội đồng thuận hơn nữa về một chủ trương lớn của Đảng và là giải pháp tất yếu để phát triển kết cấu hạ tầng trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế như hiện nay.

-
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4