Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
NHNN khả năng vẫn giữ chính sách lãi suất phù hợp dù áp lực lạm phát gia tăng
T.V - 07/04/2022 07:39
 
Đó là nhận định của Ngân hàng UOB trong báo cáo quý I/2022 vừa được đưa ra cuối ngày 6/4.

Theo UOB, trong khi áp lực lạm phát đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có khả năng vẫn giữ ổn định chính sách lãi suất để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn do xung đột Nga-Ukraine.

Tăng trưởng GDP quý I/2022 ổn định khi dịch vụ phục hồi

Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/2022 đã tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 5,22% trong quý IV/2021, theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO) công bố vào 29/3).

Tăng trưởng ổn định trong quý I/2022 được UOB nhận định nhờ hỗ trợ nhờ vào kết quả hoạt động tốt từ lĩnh vực sản xuất, trong khi lĩnh vực dịch vụ dần phục hồi sau khi nhiều khu vực của nền kinh tế được mở cửa trở lại khi chính phủ nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi là 5,8% và dự báo của Bloomberg là 5,5%.

Trong số các động lực chính trong quý I/2022, lĩnh vực sản xuất tiếp tục dẫn đầu, với mức tăng 7,8% so với mức tăng 8,9% trong cùng kỳ năm 2021.

Trong khi dịch vụ nói chung tăng 4,58%, cải thiện so với 3,62% trong quý 1/2021, hiệu suất hoạt động không đồng đều giữa các nhóm ngành khi các hoạt động dần phục hồi từ việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 đã được áp dụng trong nửa sau năm 2021.

Đáng chú ý là nhóm ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú phụ thuộc vào du lịch đã giảm 1,79% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cải thiện đáng kể so với -5,48% trong quý I/2021 và tổng giảm 20,81% khi đại dịch COVID-19 ở mức khó khăn nhất trong nửa cuối năm 2021.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI đã cam kết hoặc đã đăng ký, cho biết quy mô giải ngân vốn FDI trong tương lai đã giảm 12% so với cùng kỳ xuống 8,9 tỷ USD trong quý I/2022, có thể đến từ sự không chắc chắn do xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022.

Duy trì dự báo tăng trưởng cho năm 2022

Như đã nêu trong chuyên đề phát hành hàng quý của UOB gần đây, các kịch bản cho xung đột giữa Nga-Ukraine và tác động có thể có đến lạm phát và tăng trưởng, kịch bản chính của UOB là xung đột có khả năng tiếp tục diễn ra trong một thời gian với các lệnh trừng phạt đối với Nga tiếp tục được thực hiện.

Điều này làm tăng thêm sự không chắc chắn đối với lạm phát toàn cầu và quỹ đạo tăng trưởng, vốn chỉ mới bắt đầu phục hồi sau hai năm đại dịch COVID-19.

Việt Nam nhập khẩu khoảng 15,8 tỷ USD sản phẩm năng lượng (bao gồm than, dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt) vào năm 2021, chiếm khoảng 4,8% trong tổng giá trị nhập khẩu 331,2 tỷ USD trong năm.

Việc tăng giá năng lượng sẽ làm tăng giá trị nhập khẩu và áp lực lạm phát. Thật vậy, từ đầu năm đến tháng 2/2022, giá trị nhập khẩu năng lượng đã tăng lên 2,19 tỷ USD, tương đương 5,2% giá trị nhập khẩu 42,14 tỷ USD, cao hơn mức bình quân 4,8% của giai đoạn 2020-2021.

Với sự khởi sắc trong các hoạt động kinh doanh, nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng sẽ tăng song song với việc tăng giá toàn cầu, các cân đối bên ngoài cũng như áp lực lạm phát sẽ bị ảnh hưởng bất lợi, do đó có thể làm giảm nhu cầu tổng thể trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vào giữa tháng 3/2022, chính phủ đã thông báo về việc tăng tốc thực hiện chương trình hỗ trợ tài khóa trị giá 15 tỷ USD, được khởi động vào tháng 1/2022 và được kỳ vọng sẽ giảm bớt áp lực lên nền kinh tế.

Theo chương trình này, thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đã được cắt giảm từ 10% xuống còn 8%, tương đương với việc giảm khoảng 0,6% trên các hóa đơn giá trị gia tăng.

Các thành phần chi tiêu (2,2% của mức tăng trưởng GDP) bao gồm đầu tư công và hỗ trợ lãi suất, trong khi đầu tư công (chiếm 1,6% mức tăng trưởng GDP sửa đổi) bao gồm tăng tốc các dự án giao thông đã được liệt kê trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Tính đến các công bố dữ liệu tăng trưởng GDP quý I/2022 cũng như những khó khăn phía trước, UOB đang giữ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5% (đã được điều chỉnh giảm so với dự báo trước đó ở mức 6,8% được đề cập trong bài báo Tiêu điểm của Ngân hàng này). Dự báo của UOB phù hợp với mục tiêu của Chính Phủ là 6,0-6,5%.

VND sẽ đi cùng sự giảm giá của các đồng tiền khác tại châu Á

Trong khi áp lực lạm phát đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có khả năng vẫn giữ chính sách lãi suất phù hợp để hỗ trợ cho các nỗ lực phục hồi, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn do xung đột giữa Nga-Ukraine.

Cụ thể, giá tiêu dùng tăng 2,41% trong tháng 3/2022, tăng từ 1,42% một tháng trước đó do chi phí vận tải tăng17,2% trong tháng so với 14,5% vào tháng 2/ và mức tăng trung bình hàng tháng là 0,6% trong giai đoạn 2010-2019.

Giống như ở nhiều nước, chi phí nhiên liệu trong nước đã tăng nhanh do giá dầu thô toàn cầu tăng do xung đột quân sự Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Trong quý I/2022, tổng CPI của Việt Nam tăng 1,93% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức lạm phát cả năm là 1,84% vào năm 2021, mặc dù vẫn duy trì dưới mục tiêu 4%.

Tuy nhiên, UOB kỳ vọng cả lãi suất tái cấp vốn 4,0% và lãi suất tái chiết khấu 2,5% sẽ vẫn giữ ở mức thấp kỷ lục cho đến thời điểm hiện tại.

Tỷ giá USD/VND đang dần phục hồi từ mức thấp nhất vào cuối tháng 1 khoảng 22.630 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất trong tháng 3/2022.

Tâm lý trên thị trường ngoại hối tại Châu Á, bao gồm cả VND, tiếp tục bị ảnh hưởng từ hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine.

Rủi ro trên dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên trong thời gian gần đây do kỳ vọng tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

“Chúng tôi dự báo Fed sẽ tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp trong số sáu cuộc họp FOMC còn lại cho năm 2022, đưa lãi suất cơ bản của USD lên khoảng 1,75%-2,00% vào cuối năm 2022. Do đó, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với VND và dự báo VND sẽ giảm giá nhẹ cùng với các đồng tiền khác tại châu Á, so với USD”, lãnh đạo UOB cho biết.

UOB cũng tiếp tục dự báo tỷ giá USD/VND đạt mức 23.000 trong quý 2/2022, 23.100 trong quý III/2022, 23.200 trong quý IV/2022 và 23.300 trong quý I/2023.

Không “bẻ lái” chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước đang tỏ ra khá bình tĩnh trước động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư