Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Nhựa Bình Minh căng sức giữ thị phần
Hồng Phúc - 22/04/2019 07:45
 
Tổng sản lượng cung gấp đôi nhu cầu toàn thị trường, các nhà máy liên tục được thành lập và mở rộng cùng chính sách chiết khấu “khủng” lôi kéo nhà phân phối,…trở thành thách thức và cũng là rủi ro cho những doanh nghiệp nhựa trên thị trường trong nỗ lực giữ thị phần.

Cung gấp đôi cầu

“Bản thân là Phó chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam nhưng tôi cũng không có dữ liệu đầy đủ về tổng cung hay nhu cầu toàn thị trường, kể cả sử dụng thêm thông tin từ hải quan. Phân tích dựa trên số liệu mà Bình Minh thu thập được thì năng lực cung hiện gấp 2 lần so với tổng cầu toàn thị trường”, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (mã: BMP) chia sẻ và cho biết, nhu cầu toàn thị trường hiện khoảng 350.00-400.000 tấn.

Nhiều thời điểm việc đưa ra kế hoạch kinh doanh được dựa trên dữ liệu thị trường được thu thập, tổng hợp và phân tích. Năng lực của Tập đoàn SCG- công ty mẹ của Nawaplastic Industries (Saraburi-NPI) Co., Ltd cũng là cổ đông kiểm soát nhựa Bình Minh hoàn toàn có thể làm việc này.

Ông Ngân lấy ví dụ, cùng 1 nhóm chức năng như nhau ở Bình Minh chỉ có 46 nhân sự, trong khi phía đối tác Thái Lan có đến 93 người.

“Đội ngũ phân tích của họ cực mạnh. Với gần 300 công ty con, công ty thành viên, Tập đoàn họ chỉ cần 4 ngày để hợp nhất tài chính”, vị Tổng giám đốc nhựa Bình Minh nói.  

Đây cũng là lý do khiến Công ty đang chiếm chiếm 28% thị phần cả nước và khoảng 45% thị phần miền Nam như Bình Minh đã phải thuê một đơn vị tư vấn về toàn thị trường nhựa dựa trên chuỗi dữ liệu. Dù ông Ngân hiểu rõ, đây là một việc rất khó thực hiện hiệu quả trong ngắn hạn bởi “các con số thống kê về ngành hiện nay đều là đoán và rỉ tai nhau”.

Chiết khấu thấp hơn đối thủ từ 6-17%

Doanh thu thuần hợp nhất và lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Bình Minh đạt 4.130 tỷ đồng và 530 tỷ đồng, thấp hơn kế hoạch lần lượt 4% và 11,7%. Dù vậy, đây vẫn là những con số cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành.

“Khi biết kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Bình Minh là 530 tỷ đồng thì tôi đã chuẩn bị tinh thần phải làm bảng kiểm điểm. Nói như vậy để thấy, thị trường cạnh tranh trong ngành nhựa hiện nay thực sự đáng lo ngại”, Tổng giám đốc Bình Minh chia sẻ.

Cần tăng doanh thu, lợi nhuận,…nhưng cạnh tranh ngày càng khốc liệt với mọi doanh nghiệp trong ngành nhựa khi cung vượt cầu. Cuộc chạy đua gia tăng thị phần kéo theo chiến thuật giảm giá bán, tăng chiết khấu cho nhà phân phối đang diễn ra khiến ông Ngân gọi đây là cuộc chơi cực kỳ đau đầu. Nếu Bình Minh cũng tăng chiết khấu như cách đối thủ đang làm, lợi nhuận sẽ bị ăn mòn.

Mức chiết khấu bình quân các sản phẩm của Bình Minh khoảng 20%, nhưng tỷ lệ này đang thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành từ 6-17%.

“Họ đưa ra chiết khấu khủng từ 27%-37%. Có những dự án khi đi đấu thầu quy định rõ, mức chiết khấu dưới 42% thì không cần nộp hồ sơ vì không có cửa”, ông Ngân lo ngại.

Thâm niên không thể là tiêu chí chính quyết định mức lương, thưởng

Một trong dự án lớn nhất mà Bình Minh đang thực hiện sau một năm có chủ sở hữu mới là cấu trúc lại hệ thống tiền lương/thưởng.

Vị tổng giám đốc có 30 năm gắn bó với Bình Minh dùng cụm từ “giật gấu vá vai” để miêu tả về thực tế nhân sự ở bộ phận này nhưng vẫn gánh thêm trách nhiệm hỗ trợ công việc của phòng ban khác, đã diễn ra nhiều năm qua tại Công ty.

Mục đích cốt yếu của việc tinh gọn bộ máy, tiết kiệm nhân sự,…là đảm bảo mức lương, thưởng ổn định và trở nên hấp dẫn trong ngành. Dù thực tế, kết quả kinh doanh và sự “mệt mỏi” của ông Ngân hiện rõ thiện chí trên chưa đạt như kỳ vọng.

Ông Ngân không ngại ngần kể rằng, trong 5 năm qua, đã nhiều nhân sự không ít lần nói rằng, “CEO bóc lột mọi người quá sức tưởng tượng”.

“Việc tiết kiệm hơi quá mức đó có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ban lãnh đạo đang xem xét lại để bổ sung cả về số lượng lẫn chất lượng”, ông Ngân nói và cho biết, Công ty đã hợp tác với một tổ chức về nhân sự, lương thưởng để hoàn thiện lại chính sách lương/thưởng theo mô hình 3P (Position- Vị trí công tác, Person- năng lực, Performance- hiệu quả công việc).

“Hai bố con cùng làm bốc vác trong kho nhưng với thâm niên 20 năm, Bố được trả lương gấp đôi người con trong khi hiệu suất chỉ bằng một nửa. Đó là cấu trúc theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước. Thâm niên cũng là tiêu chí đánh giá nhưng không thể là tiêu chí chính quyết định”, Tổng giám đốc nhựa Bình Minh nói.

Nhiệm kỳ 2018-2023 có đến 04/05 thành viên lần đầu tiên tham gia vào HĐQT của nhựa Bình Minh, trong đó, 03 thành viên là người nước ngoài và 01 thành viên HĐQT độc lập từ bên ngoài.

Kết quả và kế hoạch kinh doanh của nhựa Bình Minh (ĐVT: Tỷ đồng) 

STT

Chỉ tiêu

Thực hiện 2018

Kế hoạch 2019

1

Doanh thu

4.129

4.300

2

Lợi nhuận trước thuế

530

540

Thành viên HĐQT từ cổ đông Thái từ nhiệm tại Nhựa Bình Minh
Ông Sumphan Luveeraphan được bổ nhiệm từ 04/2018, tham gia vào HĐQT Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã: BMP) nhiệm kỳ 2018-2013 vừa có đơn từ nhiệm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư