-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Bắc Ninh, Bắc Giang những ngày qua thực sự đương đầu với khó khăn khi số lượng ca bệnh được phát hiện tăng cao với nhiều ổ dịch lớn, nguy hiểm.
Tuy nhiên, chứng kiến nỗ lực của các blouse trắng tại địa phương và nghĩa cử đẹp của các nhân viên y tế khắp mọi miền đất nước hướng về tâm dịch chúng ta lại có niềm tin sắt đá rằng ngày chiến thắng sẽ gần thêm.
Chia tay chưa hẹn ngày về
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 được dự báo sẽ khó có thể kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn, không những chỉ ở Bắc Giang, Bắc Ninh mà còn ở nhiều địa phương trên cả nước.
Nhân viên y tế chuẩn bị đồ dùng thiết yếu cho mỗi trường hợp F1 vào khu cách ly tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. |
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành như hiện nay, nếu không có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, chúng ta sẽ mất kiểm soát với dịch, rơi vào tình trạng tồi tệ.
Có lẽ mỗi người Việt chúng ta lớn lên trong tim đều thấm đẫm các câu hát ru của bà của mẹ: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Những câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu xa đó đã ngấm vào máu thịt mỗi người để rồi khi đất nước có khó khăn, khi dịch giã hoành hành, tình người lại được thể hiện một cách rõ nét.
Khi đất nước cần, mỗi người dân Việt sẵn sàng hi sinh những lợi ích bản thân, góp sức cho cộng đồng. Muốn chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, đội quân tiên phong là những y, bác sĩ nơi tuyến đầu đã, đang và sẽ chịu nhiều cực nhọc, song họ luôn giữ vững một niềm tin cùng ý chí khắc phục mọi khó khăn.
Họ khoác trên mình bộ đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, tất bật chạy đua, gắng sức điều trị cho bệnh nhân với bát cơm ăn vội và thiếu ngủ triền miên.
Khi đất nước cần, mỗi người dân Việt sẵn sàng hi sinh những lợi ích bản thân, góp sức cho cộng đồng. |
Ngay kể cả những bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y, dù còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch đã khiến cho cả nước thêm hào khí chống dịch.
Dù ở xa, lại là địa phương khó khăn, song với tinh thần tương thân tương ái, Yên Bái đã chi viện những cán bộ tốt nhất của ngành Y tế để hỗ trợ Bắc Giang phòng chống dịch Covid-19.
Bác sĩ Lê Đình Tiến, Trưởng đoàn công tác của Yên Bái xuống Bắc Giang chi viện chống dịch Covid-19 năm nay đã 59 tuổi.
Trên có mẹ già ngoài 80 tuổi, dưới còn có người con khuyết tật bẩm sinh, thế nhưng bác sĩ Tiến không chút do dự, nhanh chóng điền tên mình vào danh sách tham gia tình nguyện.
Theo lời bác sĩ Tiến, đoàn của anh có 15 người thì 10 cán bộ làm công tác truy vết, 5 cán bộ còn lại đến các điểm dịch lấy mẫu xét nghiệm.
Dù từ xa tới, nhưng khi đặt chân tới Bắc Giang, họ không một phút ngơi nghỉ, lập tức bắt tay vào công việc, từ sáng tới tận đêm khuya.
Mấy hôm đầu chưa quen cường độ công việc cộng với thay đổi môi trường nên mọi người trong đoàn có chút mệt, thậm chí bị say nắng. Tuy nhiên, ai cũng tràn đầy nhiệt quyết và không hề kêu ca nửa lời.
Không chỉ bác sĩ Tiến mà các thành viên trong đoàn của anh dù đã lường trước những khó khăn song ai cũng chung một hào khí, quyết tâm sắt đá, chỉ trở về quê hương khi dịch Bắc Giang đã yên.
Cùng với Yên Bái, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế của Quảng Ninh cũng lên đường trợ giúp Bắc Giang chống dịch.
Chị Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1983 là điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là một trong nhiều tình nguyện viên như vậy.
Đoàn công tác gồm các nhân viên y tế của Quảng Ninh lên đường tới Bắc Giang chưa hẹn ngày trở lại |
Trong bối cảnh dịch cấp bách tại Bắc Giang, chị Hương đã cùng 199 y, bác sĩ và điều dưỡng khác sẵn sàng gác lại những bữa cơm nóng, mái ấm gia đình, khoảng không gian quen thuộc để lên đường về Khu công nghiệp Quang Châu, tại huyện Việt Yên chống dịch.
Khi được hỏi về sự vất vả khi làm việc tại tâm dịch chị Hương cho hay dẫu công việc của bác sĩ bình thường đã vất vả song khi tới Bắc Giang khi dịch ở giai đoạn nóng bỏng, áp lực lại càng lớn hơn với những guồng quay công việc chóng mặt, với bữa ăn qua loa và giấc ngủ chập chờn.
Là người phụ nữ quen chăm lo cho gia đình từ bữa ăn, giấc ngủ bởi chồng thường xuyên bận rộn, bố mẹ hai bên đều đã ngoài 80 tuổi, nhưng khi Bắc Giang cần chị Hương và nhiều đồng nghiệp không đắn đo, sẵn sàng gác lại tất cả để chống dịch và ngày về thì chưa biết khi nào.
Hình ảnh Đoàn thầy thuốc Quảng Ninh lên hỗ trợ Bắc Giang chống dịch khiến nhiều người dân đã cảm động rơi nước mắt. Những cánh tay nhân dân giơ lên chào đón như lời cảm ơn, cảm tạ chân thành suốt dọc hai bên đường từ khi đoàn xe vào địa phận Bắc Giang.
Thậm chí một cảnh sát giao thông Bắc Giang làm nhiệm vụ trên đường khi thấy Đoàn tiến vào đã đứng nghiêm trang chào như một lời tri ân, một lời cảm ơn gửi đến những nghĩa cử cao đẹp dành cho địa phương mình.
Viết tiếp những "bản hùng ca"
Bản hùng ca về những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch không chỉ là câu chuyện của bác sĩ Tiến, bác sĩ Hương mà còn là những tấm gương bác sĩ trẻ tràn đầy nhiệt huyết xung phong vào tâm dịch khi quê hương gặp nạn.
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành như hiện nay, nếu không có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, chúng ta sẽ mất kiểm soát với dịch, rơi vào tình trạng tồi tệ. |
Bác sỹ trẻ Nguyễn Thị Nguyệt, tình nguyện viên ở điểm nóng Thuận Thành, Bắc Ninh là một trong nhiều nhân viên y tế như vậy. Nhà chỉ cách mấy trăm mét vậy mà đã mười mấy ngày ròng rã, Nguyệt chưa được về thăm bố mẹ. Nhắc về gia đình, nữ bác sĩ dù mạnh mẽ song vẫn phải cắn chặt môi, dặn lòng không được khóc.
Qua lời kể của nữ bác sĩ, khi đại dịch ập tới quê nhà, Nguyễn Thị Nguyệt liền viết đơn tình nguyện xin được đi tuyến đầu chống dịch. Thuận Thành là quê hương cô và cũng là điểm nóng nhất của Bắc Ninh.
Công việc của Nguyệt tại khu cách ly tại Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân, bất kể ngày hay đêm, mỗi khi tiếp nhận người dân đến các khu cách ly tập trung là cô nhanh chóng có mặt để làm công tác truy vết và hỗ trợ nhóm sinh viên tình nguyện trong việc theo dõi sức khoẻ, chăm sóc các trường hợp F1.
Khi mới vào khu cách ly tập trung, người dân đều hoang mang, lo lắng. Vì vậy, theo lời bác sĩ Nguyệt, các nhân viên y tế vừa phối hợp với lực lượng công an, bộ đội đảm bảo về cơ sở vật chất vừa động viên tinh thần mọi người, tránh sự lây chéo giữa các phòng.
“Chúng tôi còn phải nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng trường hợp. Ví dụ các cháu nhỏ thì ăn cháo, sư thầy thì ăn chay, người có bệnh nền thì chế độ ăn uống thế nào cho phù hợp”, nữ bác sẽ trẻ tâm sự.
Công việc của Nguyệt và đồng nghiệp phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao vì tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp F1. Ngoài ra, việc truy vết cần sự tỉ mỉ, chính xác cao. Vì thế ngay cả khi đã gọi điện thoại lấy thông tin nhưng thấy chưa chuẩn, Nguyệt lại phải về tận nơi xác minh, kê khai đầy đủ từng trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh.
Không chỉ làm việc tại một khu cách ly cố định, huyện Thuận Thành có đến hàng chục khu cách ly tập trung, chỗ nào khó khăn, đông dân, nhóm của Nguyệt lại nhanh chóng có mặt để triển khai những biện pháp không để bệnh dịch lây lan ra cộng đồng.
“Ngày nào cũng đi khắp nơi lấy mẫu xét nghiệm. Có hôm đi về qua lối vào nhà cách mấy trăm mét mà không được về tự dưng em thấy nhớ bố mẹ đến lặng người. Mười mấy ngày liên tục chưa được gặp người thân, sao có cảm giác đường về nhà mình xa thế”, nữ bác sỹ rưng rưng.
Cùng làm việc với Nguyệt là cô sinh viên Nguyễn Thuỳ Ngân (22 tuổi, sinh viên năm 4 trường Đại học Y Dược- Đại học Thái Nguyên), cùng tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, làm việc không ngừng chỉ với một khát khao duy nhất là dịch bệnh sớm được đẩy lùi.
Phút nghỉ ngơi hếm hoi của nhóm nhân viên y tế làm việc sau nhiều giờ làm việc trước khi tiếp tục đón người dân vào khu cách ly. |
Đang tuổi trẻ trung, vô lo, vô nghĩ nên ngoài những khi miệt mài trên giảng đường cô sinh viên trẻ hay có những giấc ngủ nướng song từ khi về Bắc Ninh, phải làm việc không ngơi tay từ sáng sớm tới đêm khuya nên cô sinh viên này chỉ có một nỗi thèm duy nhất là ngủ.
“Hôm trước em cùng với các anh chị nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm. Nhiều khi, số người F1 đến khu cách ly tăng cao chóng mặt khiến em đứng làm thủ tục tiếp nhận mà nhiều lúc cảm tưởng như muốn gãy lưng, rụng rời tay chân”, cô sinh viên trẻ tâm sự.
Từ khi được tham gia công tác chống dịch, Ngân càng hiểu rõ sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc. Về tâm dịch, dù vất vả là vậy song cô không sợ, không nản lòng.
Tuy vậy, đôi lúc cô sinh viên vẫn không khỏi chạnh lòng khi thấy các anh chị đồng nghiệp mặc quần áo phòng hộ cả ngày, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang nhưng vẫn phải chịu áp lực tứ phía.
Cùng với bác sĩ Nguyệt, cô sinh viên Ngân, anh Ma Văn Thoại (29 tuổi, cán bộ y tế, người dân tộc Tày) cũng là một trong số những người tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch.
Dù có chút lo lắng nhưng mệnh lệnh từ trái tim và sứ mệnh đặt trên vai người thầy thuốc, anh gửi con nhỏ về quê nội ở Sơn Dương (Tuyên Quang) rồi khăn gói 3 bộ quần áo lên đường tới Bắc Ninh chống dịch.
Tại điểm cách ly tập trung xã Ngũ Thái (Thuận Thành), từ sáng sớm Thoại đã trong trang phục bảo hộ tiếp đón công dân các xã đến. Trong ngày đầu tiên anh đã làm việc đến 3h15 sáng mới được nghỉ ngơi và ăn vội bát mì tôm. Hiện tại, khu cách ly tập trung này có gần 300 công dân, trong đó nhiều trẻ em nên việc chăm sóc của nhóm y tế cũng vất vả hơn.
Chia sẻ sự vất vả của nhóm nhân viên y tế ở khu cách ly, các cô giáo trường mầm non và một số người dân xung quanh đã giúp đỡ việc nấu ăn. “Người dân ở khu cách ly ăn gì thì mình ăn như vậy. Chỉ có điều là mình ăn theo kiểu tranh thủ, ví dụ sáng làm việc đến 14h xong thì mới ăn. Tối có khi 23h hết việc mới tìm vào nhà bếp ăn uống qua loa để lấy sức trực đêm”, anh kể.
Bỏ lại gia đình phía sau, lên đường chống dịch, những cán bộ y tế luôn là những người “đi trước, về sau”. Với họ, công cuộc chống dịch còn gian nan, thời gian có thể sẽ còn dài nên tình cảm cá nhân hay nỗi lo gia đình sẽ xếp sau, dành ưu tiên trên hết cho cuộc chiến mà cả dân tộc đang cùng chiến đấu.
Tình người trong đại dịch
Người dân Bắc Giang những ngày qua đã trải qua nhiều cảm xúc lo lắng, bất an khi số ca mắc tăng cao. Rồi sau đó những quyết định cách ly y tế, giãn cách xã hội, đồng thời bệnh viện dã chiến, các chốt kiểm dịch mọc lên mỗi lúc nhiều thêm.
"Đội đặc nhiệm” của Hà Nội lên đường hỗ trợ Bắc Giang. |
Trong lúc khó khăn, hoạn nạn, Bắc Giang đã nhận được rất nhiều tình cảm đặc biệt của các địa phương, đơn vị và người dân trong cả nước. Đầu tiên là thông điệp “Bắc Giang gọi - Quảng Ninh đáp lời”. Biết bao người dân Bắc Giang đã rơi nước mắt khi chứng kiến nghĩa cử cao đẹp của tỉnh Quảng Ninh dành cho Bắc Giang.
Và “Đội đặc nhiệm” của Hà Nội gồm 20 cán bộ, y, bác sĩ và chuyên gia là những người có chuyên môn, tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên sâu về truy vết, khoanh vùng dập dịch được cử chi viện cho Bắc Giang với tinh thần giúp Bắc Giang cũng giống như giúp chính Thủ đô, tấn công dịch ở Bắc Giang cũng là phòng thủ dịch ở Hà Nội cũng giúp người dân Bắc Giang an yên phần nào.
Hay bên cạnh đó rất nhiều hình thức chung tay, góp sức khác nhau, hành động tuy nhỏ nhưng lại thiết thực hỗ trợ người dân Bắc Giang yên tâm chống dịch bằng vật chất và tinh thần. Cảm động biết bao khi nhiều em học sinh còn mổ lợn đất tiết kiệm gửi đến ủng hộ phòng, chống dịch hay cụ già dùng tiền tiết kiệm con cháu biếu để mua lương thực gửi về cho bà con Bắc Giang.
Nhiều đoàn viên, thanh niên, người dân tình nguyện hỗ trợ nấu cơm, phun khử khuẩn đón các tình nguyện viên. Hay các công nhân khu nhà trọ được người dân địa phương san sẻ từng nắm gạo, mớ rau hoặc giảm giá phòng trọ để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Những doanh nghiệp, dù đang chống chọi với khó khăn do dịch bệnh gây ra song vẫn trích một phần kinh phí để ủng hộ chống dịch. Nhiều cán bộ, nhân viên, công chức thuộc các khối cơ quan nhà nước dù đời sống còn khó khăn cũng sẵn sàng ủng hộ ngày lương; kiều bào ta ở nước ngoài bằng nhiều hình thức đã chuyển những đóng góp của mình tới đồng bào trong nước… Tất cả những tấm lòng thảo thơm, nghĩa cử đẹp ấy đã minh chứng cho truyền thống bất diệt từ ngàn đời của người Việt: Thương người như thể thương thân.
Dịch đã và sẽ có những tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội, đặc biệt là đời sống của người dân. Song nhìn vào những nỗ lực chống dịch ở Việt Nam thời gian qua, từ người đứng đầu Chính phủ tới mỗi người dân và tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “minh bạch, công khai, không giấu dịch”, dành mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, xáo trộn trong xã hội chúng ta lại có niềm tin sắt đá rằng cuộc chiến này Việt Nam tất thắng!
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả