
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương
![]() |
Ngành hải quan cần tích cực triển khai các bước cải cách, hiện đại hóa, sẵn sàng đối mặt với các thách thức khi gia nhập AEC. Ảnh minh họa |
Khi gia nhập AEC, trong lĩnh vực hải quan, các nước sẽ liên tục đơn giản, hài hòa hóa các quy trình, thủ tục để đảm bảo thông quan nhanh hàng hóa, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch tại cửa khẩu.
Các nước cũng trao đổi thông tin, ngăn chặn, trấn áp các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Các nước cũng áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các quy tắc và thông lệ đã được xây dựng để tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho rằng, khi gia nhập AEC, ngành tài chính Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn.
Trong đó, hạ tầng cơ sở còn khá lạc hậu so với một số nước ASEAN là một trong những cản trở đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
Một vấn đề nữa là thị trường tài chính phát triển còn chưa vững chắc, sự phát triển của thị trường còn thấp và nhiều bất ổn so với một số nước ASEAN.
Chính vì thế, điều đầu tiên chúng ta cần làm khi gia nhập AEC là hoàn thiện thể chế để thực thi các cam kết trong ASEAN trên tất cả các lĩnh vực.
Còn chuyên gia Nguyễn Phương Liên, Viện nghiên cứu Hải quan (Tổng cục Hải quan) đánh giá, khi hội nhập AEC, ngành hải quan cần khẩn trương giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Chẳng hạn, về cơ chế Một cửa quốc gia, hiện số lượng hồ sơ thực hiện qua cơ chế Một cửa quốc gia giai đoạn đầu kết nối chính thức còn chưa nhiều. Các bộ, ngành vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để kết nối và thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia.
Các dịch vụ gia tăng trên hệ thống Một cửa quốc gia cần được triển khai gắn với mở rộng các chức năng của hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS.
Công tác kiểm tra hải quan, đặc biệt là kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật có liên quan, dẫn đến những yêu cầu về chứng từ, kiểm tra thực tế hàng hóa và trì hoãn trong giải phóng hàng. Trong khi đó, tỉ lệ phát hiện vi phạm qua các hoạt động kiểm tra hải quan còn thấp và nguồn lực dành cho công tác này vẫn còn hạn chế.
Việc kết nối tích hợp cơ sở dữ liệu do các cơ quan quản lý lưu giữ phục vụ công tác kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo an ninh cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế còn gặp nhiều khó khăn.
Số lượng cơ quan sẵn sàng cung cấp dữ liệu còn hạn chế. Trong khi đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục gia tăng với nhiều thủ đoạn và hình thức tinh vi, phức tạp.
Nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác hải quan còn gặp nhiều khó khăn do đây không phải là lĩnh vực được khuyến khích xã hội hóa.
Nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ công chức hải quan vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, vì vậy, phải tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao tính chuyên nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngành hải quan đứng trước yêu cầu về triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết tạo thuận lợi cho thương mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thương mại tự do như ATIGA, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Ấn Độ… cũng như các thỏa thuận FTA thế hệ mới tới đây như TPP, RCEP… với hàng loạt bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau, các quy định thực thi hiệp định khác nhau, cùng lộ trình cắt giảm thuế và mở cửa thị trường nhanh, phạm vi lớn.
Trong thời gian tới, ngành hải quan cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy trình thủ tục hải quan để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát hải quan, thực hành pháp luật về thuế hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan và kiểm soát hải quan tốt hơn trong bối cảnh khu vực hướng tới AEC.

-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển