
-
Tiến độ 2 dự án cao tốc qua địa bàn TP. Cần Thơ
-
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại Quảng Ngãi
-
Kiến nghị đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự và Tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp
-
Cần tới 77.452 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM đến năm 2030
-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030
Theo đó, nhà đầu tư nhượng quyền O&M sẽ được lựa chọn nếu thỏa mã 3 tiêu chí: có kinh nghiệm từ các dự án nhượng quyền; có năng lực về tài chính; có năng lực về vận hành, khai thác các dự án cao tốc.
Sau khi được lựa chọn, nhà đầu tư tiềm năng sẽ cùng với đơn vị chủ đường thành lập doanh nghiệp dự án (SPV) để vận hành, khai thác tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Tại SPV, quy mô vốn chủ sở hữu sẽ bằng 30% giá trị nhượng quyền, trong đó phần vốn của VEC là 29%, phần vốn góp của nhà đầu tư chiến lược là 71%. Lợi nhuận kỳ vọng trên vốn chủ sở hữu của SPV là từ 12%-14%. Đối với phần vốn do SPV huy động từ các tổ chức tài chính, lãi suất ước tính khoảng 10% nếu vay từ các ngân hàng thương mại trong nước và 8,5% nếu vay từ các ngân hàng nước ngoài quy đổi sang VNĐ.
![]() |
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình hiện có tốc độ tăng trưởng lưu lượng phương tiện cao |
Được biết, việc xác định giá trị nhượng quyền có thời hạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ dựa trên cơ sở thu nhập ròng hàng năm trong tương lai của tuyến đường với các thông số đầu vào cơ bản như: doanh thu, chi phí quản lý vận hành; chi phí bảo dưỡng định kỳ; cơ cấu nguồn vốn; lãi suất giả định cho vốn chủ sở hữu và vốn huy động tại SPV…
Tính toán sơ bộ của VEC cho thấy, nếu thời gian nhượng quyền kéo dài 30 năm; lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư là 14%, lãi vay ngân hàng 8,5%, giá trị nhượng quyền của tuyến cao tốc vào khoảng 9.171 tỷ đồng. Đây là giá trị nhượng quyền một công trình hạ tầng lớn nhất, thời gian chuyển nhượng dài nhất từng được thực hiện tại Việt Nam. Đại diện VEC cho biết, thời gian nhượng quyền nói trên là phù hợp với nhu cầu vốn của VEC trong thời gian tới và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ dự án cũng như thông lệ quốc tế. Được biết, phí chuyển nhượng sẽ được trả cho VEC và thanh toán thành 3 đợt, giá trị mỗi đợt bằng 1/3 giá trị nhượng quyền.
Được biết, số tiền thu được, ngoài phần góp vào SPV, sẽ được VEC đầu tư vào 2 dự án đường cao tốc Bắc Nam là Ninh Bình – Quốc lộ 45 dài 63 km và Quốc lộ 45 – Nghi Sơn dài 43 km với tổng mức đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm rằng, Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) do VEC đầu tư bằng nguồn vốn điều lệ và vốn trái phiếu công trình có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 8.974 tỷ đồng. Công trình được khởi công vào tháng 1/2006 và được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 6/2012.
Tuyến cao tốc dài 50km này đi qua bốn tỉnh thành phố, gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc loại A hiện có tốc độ tăng trưởng lưu lượng phương tiện nhanh bậc nhất Việt Nam. Trung bình mỗi ngày đêm có 43.000 lượt phương tiện qua lại tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tăng 10% so với cùng kỳ 2016; mật độ đông nhất tập trung vào ngày 29/4 với 65.000 lượt.

-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030 -
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An -
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng -
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công -
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình -
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội