
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
![]() |
Đoàn Giám sát của Tỉnh ủy Ninh Thuận làm việc với doanh nghiệp về kết quả chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nguồn: NTV. |
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia, triển khai hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kết quả, theo báo cáo, đến ngày 27/9/2023, 100% hội viên thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Hội doanh nhân trẻ đã chuyển đổi qua sử dụng hình thức hóa đơn điện tử; 100% doanh nghiệp trao đổi công việc qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber); khoảng 20% doanh nghiệp tạo lập tài khoản trực tuyến và nộp hồ sơ, xử lý công việc qua Trung tâm hành chính công tỉnh; một số doanh nghiệp bước đầu triển khai ký kết hợp đồng điện tử…
Việc chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn, nhân công, kho bãi lưu trữ tư liệu từ 30 – 40%; tiết kiệm chi phí đi lại lên đến 80%.
Tại buổi làm việc với một số đơn vị, doanh nghiệp về tình hình, kết quả thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp mới đây, ông Phạm Văn Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận đánh giá, chuyển đổi số nếu doanh nghiệp làm một cách đầy đủ thì giúp cho việc quyết định những vấn đề trong quản lý và khai thác kinh doanh phát triển nguồn lực gia tăng cực kỳ lớn.
“Đây là xu hướng không thể đi ngược lại, cả thế giới đang chuyển đổi bây giờ nếu mình không chuyển đổi sẽ đi tụt hậu và đi ngược. Vấn đề ở đây là thể chế, chính sách và quyết định của người đứng đầu”, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh.
Để đẩy mạnh chuyển đổi số thời gian đến, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật công nghệ mới, hiện đại để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và giữ chân khách hàng.
Trong đó, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận và các ngành chức năng cần thường xuyên kết nối, chia sẻ thông tin và nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Được biết, đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu tỉnh thuộc nhóm 15 tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển chính quyền số cấp tỉnh/thành phố; kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%...

-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025 -
Nghị quyết 57-NQ/TW: Cơ hội chưa từng có với nhà đầu tư công nghệ toàn cầu
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh