
-
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên
-
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng
-
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất
-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4
-
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
![]() |
Dây chuyền sản xuất cát xây dựng từ đá xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Ninh Thuận. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo và được tỉnh Ninh Thuận cấp phép. Nguồn: Công ty cổ phần Xây dựng Ninh Thuận. |
Theo kết quả khoanh định vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu cát nhân tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vừa được UBND tỉnh này phê duyệt, Ninh Thuận có 19 khu vực có tiềm năng lớn cát tuyển rửa với tổng tài nguyên là 49.500.278 m3; 20 khu vực có tiềm năng lớn cát nghiền với tổng tài nguyên là 13.835.360 m3.
Cùng với đó, Ninh Thuận có 15 khu vực có tiềm năng trung bình cát tuyển rửa với tổng tài nguyên là 7.896.737 m3; 43 khu vực có tiềm năng trung bình cát nghiền với tổng tài nguyên là 9.827.680 m3.
Một số khu vực có tiềm năng lớn về cát tuyển rửa như khu vực Hòn Dung, Nhơn Hải (145,19 ha) có tài nguyên dự báo hơn 8 triệu m3, Núi Lăng Cốc, Vĩnh Hải (6,74 ha) có tài nguyên dự báo hơn 2 triệu m3 (đều thuộc huyện Ninh Hải); khu vực núi Bà Râu, Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (70,76 ha) có tài nguyên dự báo hơn 3 triệu m3…
Ngoài ra, một số mỏ đều có tiềm năng lớn cả về cát tuyển rửa và cát nghiền như mỏ đá Hòn Giài, Nhơn Sơn huyện Ninh Sơn (hơn 1,9 triệu m3 cát tuyển rửa, hơn 1,1 triệu m3); mỏ đá núi Ông Ngài, Lợi Hải huyện Thuận Bắc (hơn 9,9 triệu m3 cát tuyển rửa, hơn 660 nghìn m3 cát nghiền; mỏ đá Đông Nam núi Chà Bang, huyện Phước Nam (hơn 2,7 triệu cát tuyển rửa, hơn 1,1 triệu m3 cát nghiền).
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận cho biết, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tinh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 (UBND tỉnh phê duyệt ngày 12/12/2022) đã yêu cầu các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trên địa bàn tỉnh phải sử dụng vật liệu cát nhân tạo thay cho cát tự nhiên với tỷ lệ nhất định, theo từng giai đoạn cụ thể trên tổng số vật liệu cát xây dựng trong công tác sản xuất cấu kiện, bộ phận chịu lực chính thuộc các hạng mục công trình.
Cụ thể, tỷ lệ sử dụng vật liệu cát nhân tạo thay cho cát tự nhiên trong giai đoạn 2021-2025 là 30 - 50%; giai đoạn 2026 - 2030 với tỷ lệ từ 50% trở lên; đến giai đoạn 2031 - 2050 là từ 60% trở lên.
Hiện nay, với nhu cầu cát dùng cho xây dựng công trình, dự án ở Ninh Thuận đang tăng nhanh, trong khi đó, nguồn cát tự nhiên lại không đủ cung cấp.
Do đó, để có nguồn nguyên liệu dần thay thế, giảm áp lực khai thác và sử dụng cát tự nhiên, trong thời gian qua, UBND tỉnh Ninh Thuận đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cát nhân tạo và ưu tiên trong các công trình sử dụng vốn ngân sách.

-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4 -
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên -
Hà Nội đầu tư hơn 623 tỷ đồng làm Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến -
Khởi công xây dựng dự án cung cấp suất ăn đầu tiên tại Sân bay Long Thành -
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná -
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa