-
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển
Khu vực được quy hoạch triển khai Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: H.L |
Ông Lê Kim Hoàng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khi Trung ương, Quốc hội quyết định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân (ngày 30/11, Quốc hội đã quyết nghị tái khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận), Ninh Thuận xác định đây là thời cơ, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sớm hình thành Trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước.
“Sau khi các định cụ thể lộ trình triển khai các Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, trước mắt tỉnh sẽ chủ động tiến hành khảo sát, lấy ý kiến, xác định tâm tư, nguyện vọng nhân dân vùng dự án, tăng cường công tác tuyên truyền thông tin, vận động tạo đồng thuận nhân dân khi dự án được triển khai. Đồng thời, tỉnh sẽ xin chủ trương của Trung ương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bổ sung định hướng phát triển nhà máy điện hạt nhân; lựa chọn phương án phát triển các ngành, lĩnh vực; bố trí lại không gian, phân bổ, khoanh vùng đất đai; tính toán lại kịch bản phát triển; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng phát triển Điện hạt nhân để bảo đảm điều kiện triển khai”, ông Hoàng cho hay.
Theo ông Hoàng, tỉnh Ninh Thuận đang kiến nghị Trung ương có chủ trương trình Quốc hội ban hành các nhóm chính sách vượt trội hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận, trong đó ưu tiên ngân sách đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho người dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; hệ thống chính sách đủ mạnh để phát triển năng lượng tái tạo, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi để sớm trở thành Trung tâm năng lượng quốc gia và các chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ người dân vùng dự án
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ lần thứ 5, tổ chức tại TP Nha Trang vào ngày 31/12, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Trung ương có cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án điện hạt nhân, góp phần sự phát triển địa phương.
Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận được Chính phủ trình Quốc hội cuối 2009, với dự kiến xây 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 tại huyện Thuận Nam và Ninh Hải, tổng công suất 4.000 MW, tổng đầu tư ban đầu 200.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, Dự án tạm dừng. Ngày 30/11/2024, Quốc hội quyết nghị tái khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước sẽ tăng cao.
-
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng -
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững