-
SATRA chuẩn bị hơn 3.500 tấn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục
Thị trường nông thôn - Miền đất hứa không dễ tiếp cận đối với các nhãn hàng FMCG
Báo cáo từ mới nhất từ Kantar Worldpanel về chỉ số ngành FMCG quý I/2023 cho thấy, tại thị trường 4 thành phố chính (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ) tăng trưởng giá trị chung đang chững lại, chỉ đạt khoảng 8% dù quý I là cao điểm mùa Tết.
Mặt khác, khu vực nông thôn có mức tăng trưởng 10% về sản lượng với mức chi tiêu đang tiệm cận với thành thị và được dự báo sẽ còn tăng mạnh thời gian tới.
Thói quen mua sắm của người dân nông thôn (nơi chiếm tới 65% tổng quy mô dân số gần 100 triệu người) chủ yếu vẫn ưu tiên các cửa hàng tạp hóa nằm gần nhà. Vì vậy, việc phân phối hàng hóa đến các cửa hàng này sẽ là “miền đất hứa” cho các nhãn hàng FMCG muốn mở rộng thâm nhập, nâng cao doanh số trên toàn quốc.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thị trường nông thôn vẫn còn rất khó để tiếp cận. Nổi bật nhất phải kể đến đặc thù dân cư thưa, địa bàn rộng lớn trong khi hệ thống giao thông không thuận lợi. Nếu muốn xây dựng kênh vận chuyển, phân phối, các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản phí rất lớn. Đổi lại, hiệu quả chưa chắc đã đúng như kỳ vọng.
Nhận xét về thị trường nông thôn, ông Bharath Palukurthi, Giám đốc Vận hành Tập đoàn Logistics Ninja Van chia sẻ: “Các thương hiệu FMCG muốn thâm nhập thị trường này sẽ cần vốn đầu tư lớn để xây dựng hệ thống giao thông phục vụ phân phối hàng hóa và nguồn nhân lực để thúc đẩy kinh doanh cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý vận chuyển, đảm bảo chất lượng hàng hóa và kiểm soát hàng tồn kho… Những yếu tố này trực tiếp gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp, đồng thời làm cho hàng hóa bị “độn giá” dẫn tới việc khó tiêu thụ”.
Thấu hiểu mọi khó khăn ấy, Ninja Mart đã chính thức ra mắt tại Việt Nam, trở thành trạm kết nối tuyệt vời giữa nhãn hàng FMCG với các cửa hàng tạp hóa truyền thông.
Trước đó, từ năm 2020, Ninja Mart đã âm thầm tiếp cận thị trường Việt Nam, “phủ sóng” tại 29 tỉnh thành và kết nối, phân phối hàng hóa đến hơn 30.000 cửa hàng tạp hóa.
Ninja Mart giúp nhãn hàng FMCG tinh giản vận hành, tối ưu kết nối khi tiếp cận thị trường nông thôn
Hệ thống Ninja Mart hoạt động theo mô hình: gần 300 nhân viên bán hàng trực tiếp giàu kinh nghiệm sẽ ghé thăm cửa hàng ít nhất 1 lần/tuần để ghi nhận đơn hàng, tư vấn hàng tồn kho và cách quản lý cũng như tham gia chương trình khuyến mãi để tận hưởng nhiều ưu đãi độc quyền.
Sau khi cập nhật đơn hàng trên hệ thống, Ninja Mart sẽ kết nối với các nhãn hàng FMCG, nhập hàng và vận chuyển tới khách. Ngoài ra, các nhà bán lẻ dễ dàng liên hệ, đặt hàng với Ninja Mart thông qua Zalo hoặc website, fanpage…
Nhờ thừa hưởng năng lực logistics của nhà vận chuyển hàng đầu khu vực - Ninja Van, Ninja Mart cam kết 98% đơn hàng sẽ được giao trong vòng 48 giờ nhờ hệ thống hơn 38 nhà kho tại Việt Nam và Malaysia.
Đối với các nhãn hàng FMCG, Ninja Mart không đơn thuần là kênh trung gian giúp họ bán hàng B2B thuận lợi mà còn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như: lưu kho miễn phí trong hệ thống kho vận toàn quốc; cung cấp dự báo hàng tồn kho, báo cáo kiểm toán cửa hàng, thông tin thị trường, thị hiếu khách hàng… được cập nhật liên tục mà không cần ước tính hay dự đoán.
Nhờ sự hỗ trợ toàn diện như vậy, các nhãn hàng FMCG có thể dễ dàng “tinh giản vận hành, tối ưu kết nối” khi tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn ở vùng nông thôn. Những nỗi lo như: chi phí xây dựng hệ thống giao thương, các trạm phân phối, quản lý nhân sự… hoàn toàn bị đánh bay. Nhãn hàng FMCG có thể hợp lý hóa cấu trúc phân phối, đơn giản hóa cơ cấu hoạt động, từ đó mở rộng phạm vi phủ sóng tại nông thôn với mức đầu tư tối thiểu nhưng hiệu quả cao, giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số trên toàn quốc.
Trở thành người bạn đồng hành thân thiết với nhãn hàng FMCG trong hành trình mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu, hai năm vừa qua, Ninja Mart đã xây dựng mạng lưới đối tác rộng khắp ở các ngành công nghiệp như thực phẩm và đồ uống, thiết bị điện tử... Một số các ví dụ điển hình có thể kể đến đó là Ajinomoto, Sabeco, và Carlsberg…
Đáng chú ý, Ninja Mart đã hợp tác với Tập đoàn Carabao, một công ty đồ uống hàng đầu của Thái Lan, giúp họ tăng doanh thu khi mở rộng thị phần ở Việt Nam, bao gồm cả việc tiếp cận các thị trường khó tiếp cận như Tây Ninh.
Nói về hiệu quả hợp tác với Ninja Mart, Đại diện phòng Quản lý khách hàng trọng yếu của Thai F&B từng chia sẻ: “Chỉ sau hơn 6 tháng hợp tác, chúng tôi đã cùng đem lại giá trị cho nhau, cụ thể là khía cạnh tăng trưởng doanh số bán hàng và phát triển thương hiệu. Thai F&B vô cùng trân trọng sự hợp tác này và hi vọng hai bên sẽ cùng tiếp tục phối hợp để phát triển hơn trong tương lai”.
-
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả