-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Agifish bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục |
Lỗ quý 3/2021 cao gấp 3 lần mức lỗ 6 tháng
Agifish vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2021 với mức lỗ 38 tỷ đồng. Trong quý, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm tới 72% so với cùng kỳ, chỉ đạt 43,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu thuần xuất khẩu cá chỉ đạt 12,5 tỷ đồng, giảm tới 83%; doanh thu thuần bán cá nội địa đạt 16,7 tỷ đồng, giảm 38%; Doanh thu thuần bán phụ phẩm chỉ đạt 3,8 triệu đồng, giảm 87%; doanh thu gia công thức ăn chăn nuôi cũng giảm tới 73% chỉ còn 1,4 tỷ đồng…
Giá vốn cao hơn doanh thu thuần khiến lỗ gộp quý 3/2021 của công ty lên tới 7,8 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lãi 22,7 tỷ đồng). Đáng chú ý, mảng xuất khẩu lỗ 4,4 tỷ đồng khi đạt 12,5 tỷ đồng doanh thu nhưng giá vốn lên tới 16,9 tỷ đồng. Riêng thị trường nội địa vẫn mang lại cho công ty khoản lãi 1,7 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của công ty cũng giảm tới 90%, còn hơn 46 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính giảm không đáng kể. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 1,8 tỷ đồng trong khi chi phí khác cũng tăng 8 lần lên 9,7 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí các ao không còn nuôi (2 tỷ đồng) và chi phí thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ 7,4 tỷ đồng).
Chi phí tăng mạnh trong khi doanh thu giảm nên quý 3/2021, công ty lỗ ròng 38 triệu đồng (cùng kỳ lãi 611) tỷ đồng. Mức lỗ này cao gấp 2,7 lần mức lỗ nửa năm 2021.
Lãnh đạo Agifish cho hay, có 3 nguyên nhân khiến công ty lỗ nặng quý 3/2021. Thứ nhất, lợi nhuận gộp giảm 30,5 tỷ đồng do dịch bệnh covid 19 bùng phát và kéo dài từ giữa tháng 7 tới nay khiến công ty không thể sản xuất, kinh doanh bình thường, doanh thu giảm mạnh trong khi chi phí sản xuất tăng. Thứ hai, chi phí quản lý tăng thêm 1,8 tỷ đồng là do công ty hỗ trợ cuộc sống cho người lao động bị tạm ngừng việc. Thứ ba, thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ (là nguyên nhân chính khiến chi phí khác đội lên 8,5 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Agifish chỉ giảm 34%, đạt 339 tỷ đồng song lợi nhuận gộp giảm tới 67%. Điểm sáng lớn nhất của công ty 9 thán là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 96% so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 210 tỷ đồng) . Dù vậy, kết quả 9 tháng, công ty vẫn ghi nhận lỗ ròng 52 tỷ đồng, mức lỗ này đã giảm đáng kể so với con số lỗ 206 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tại tính tới 30/9/2021, lỗ lũy kế của công ty đã lên tới 807 tỷ đồng, nợ ngắn hạn hiện đã vượt quá tài sản ngắn hạn 341 tỷ đồng. Công ty hiện đang âm vốn chủ sở hữu tới 113 tỷ đồng.
Tổng tài sản của công ty tại thời điểm cuối quý 3/2021 là là 436 tỷ đồng, giảm 27% so với cuối năm ngoái trong khi nợ phải trả lên tới 549 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn (543 tỷ đồng).
Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Cùng với công bố báo cáo tài chính quý 3/2021, ngày 9/11 vừa qua, Agifish mới công bố báo cáo tài chính soán xét bán niên 2021. Theo đó, 6 tháng đầu năm, Agifish ghi nhận doanh thu 296 tỷ đồng, giảm 18%; lỗ ròng 14 tỷ đồng.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính soán xét bán niên của Agifish lại bị Công ty TNHH Kiểm toán AASC đã đưa ra kết luận ngoại trừ.
Cụ thể, trong báo báo cáo tài chính của Agifish, hạng mục tài sản cố định vô hình là 65 tỷ đồng bao gồm quyền sử dụng đất lâu dài tại kho lạnh Mỹ Thới có nguyên giá 35,8 tỷ đồng và không trích khấu hao, công ty hiện đang làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại kho. Giá trị còn lại cuối kỳ của tài sản cố định vô hình đã dùng thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay của công ty và công ty mẹ (Công ty cổ phần Hùng Vương) gần 29,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kiểm toán đã đưa ra quyết định ngoại trừ với tài sản này. Cơ sở đưa ra kết luận ngoại trừ là theo Hợp đồng mua bán bất động sản ngày 14/5/2010 giữa Agiffish và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Delta AGF thì Agifish đã nhận chuyển nhượng 19.674,7m2 đất và tài sản trên đất là kho lạnh tại phường Mỹ Thạnh, Long Xuyên, An Giang (nay là kho lành Mỹ Thới của công ty) với tổng giá trị chuyển nhượng 120 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, tại thời điểm 30/6/2021, Agifish vẫn chưa hoàn thành thủ tục pháp lý chuyển nhượng tài sản này. Nói cách khác, công ty kiểm toán ko không có đầy đủ tài liệu thích hợp về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công ty với các tài sản này.
Ngoài ý kiến ngoại trừ trên, kiểm toán cũng lưu ý 3 vấn đề.
Vấn đề thứ nhất, tại thời điểm 30/6/2021, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến dự án vùng nuôi Nhơn Hòa chưa được hoàn tất do diện tích hơn 72 nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản vẫn chưa có kết luận của Sở Tài nguyên môi trường của tỉnh An Giang. Theo báo cáo tài chính tự lập của công ty, tại thời điểm 30/6/2021, công ty đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Dự án nuôi Nhơn Hòa và Dự án cũng đã được công ty thế chấp để vay vốn.
Vấn đề thứ hai, thứ hai, tại thời điểm 30/6/2021, khoản lỗ lũy kế của công ty là 768,8 tỷ đồng; nợ ngắn hạn hiện vượt quá tài sản ngắn hạn 310 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm gần 75 tỷ đồng; kết quả kinh doanh nửa đầu năm lỗ 14 tỷ đồng. Những con số này cùng với các vấn đề nêu trên khiến kiểm toán lo ngại khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Vấn đề thứ ba, hiện Agifish đang trong quá trình khiếu kiện phúc thẩm liên quan đến bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu. Cụ thể, Đầu năm 2016, Agifish đã xuất khẩu 672 tấn cá tra fillet cho công ty TDMIRR (Nga), công ty TNHH Quang Chiến là trung gian đại diện cho TDMIRR giao dịch và đã thanh toán 1,3 triệu USD (29,3 tỷ đồng) tiền hàng cho Agifish.
Tuy nhiên, Công ty TNHH Quang Chiến liên quan đến vụ án tham ô tài sản tại Agribank Sìn Hồ (Lai Châu) và Tòa án Lai Châu đã có phán yêu cầu Agifish phải hoàn trả số tiền hàng này cho Agribank Sìn Hồ do đây là số tiền mà Công ty TNHH Quang Chiến chiếm đoạt từ Agribank.
Hiện Agifish đang thực hiện khiếu nại phúc thẩm để bảo vệ quyền lợi của Công ty, song vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử phúc thẩm.
-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả