-
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ
Boeing vừa công bố Báo cáo Bền vững và Tác động Xã hội 2024, đề cập những tiến bộ của Tập đoàn trong việc hỗ trợ con người, môi trường và cộng đồng.
Ông Brian Moran, Giám đốc Bền vững của Boeing cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự được chia sẻ những tiến bộ mà Tập đoàn đã đạt được trong mục tiêu bền vững, gắn liền với tính an toàn và chất lượng. Khi những giá trị nền tảng này được tái cam kết, thật phấn khởi khi thấy Boeing tập trung hỗ trợ ngành hàng không giảm phát thải carbon, đồng thời báo đáp cho cộng đồng và thúc đẩy một nền văn hóa hội nhập, nơi mọi lời nói đều được lắng nghe”.
Báo cáo nêu bật những tiến bộ của Boeing thời gian gần đây. Hiện tại, 39% năng lượng sử dụng cho các hoạt động vận hành của Boeing là từ năng lượng tái tạo thu hoạch được trong năm 2023 thông qua đặt mua trực tiếp và các tín chỉ năng lượng tái tạo.
Từ năm 2020, tỷ lệ người lao động Boeing thuộc các sắc tộc và chủng tộc thiểu số tại Hoa Kỳ tăng 6,4 điểm, và tỷ lệ nhân lực nữ của Boeing trên toàn cầu tăng 1,2 điểm.
Trong năm 2023, số giờ hoạt động tình nguyện của nhân viên tăng thêm 100.000 giờ, với tổng số giờ đầu tư vào các hoạt động thiện nguyện trên toàn cầu là 477.000 giờ.
Các khoản quyên góp của nhân viên đạt 60 triệu USD, bao gồm gia tăng quyên góp theo Chương trình Boeing Gift Match đến các tổ chức từ thiện.
Triển khai mô hình tác động khí hậu của Boeing (Cascade), giúp phân tích chiến lược giảm lượng khí thải carbon trong ngành hàng không, hỗ trợ 20 sự kiện trọng điểm và thu hút sự tham gia của hơn 100 bên liên quan có sức ảnh hưởng trong ngành.
Giảm lượng khí thải là việc sử dụng các biện pháp bù đắp và loại bỏ carbon đối với các loại khí thải khó giảm phát. Để củng cố và đa dạng hoá danh mục các biện pháp bù đắp của mình, Boeing sẽ tăng cường đầu tư vào các dự án loại bỏ carbon vĩnh viễn. Ngoài ra, Boeing cũng hỗ trợ phát triển công nghệ và chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ Chương trình Bù đắp và Giảm thiểu Carbon cho Hàng không Quốc tế (CORSIA), một biện pháp được khách hàng là các hãng hàng không của Tập đoàn ủng hộ.
Boeing đã và đang phát triển phương pháp quản lý carbon theo chiến lược “tránh trước, giảm sau”, bao gồm tránh sản sinh khí thải carbon đòi hỏi phải ngăn chặn lượng khí phát sinh bằng cách giảm và/hoặc ngăn quá trình hình thành phát thải, chẳng hạn như thông qua việc tiếp tục đầu tư vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng hữu hiệu, đồng thời khuyến khích bảo tồn nguồn tài nguyên.
“Boeing coi biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách, đồng thời ủng hộ các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và khuyến khích chuỗi giá trị của mình làm điều tương tự”, Jim Hileman, kỹ sư trưởng của Bộ phận Bền vững và Di động tương lai của Boeing chia sẻ tại họp báo với đoàn phóng viên đến từ nhiều nước trên thế giới tại trụ sở nhà máy Boeing tại Everett (Seattle, Mỹ) ngày 26/6/2024.
Ngành hàng không vũ trụ nói chung nhận thấy việc tìm ra giải pháp khử cacbon trong ngành hàng không thương mại là một thách thức cấp bách về mặt thời gian. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có một danh mục các giải pháp sáng tạo và sự hợp tác cho phép ngành này khử cacbon.
Boeing đã tập trung vào bốn lĩnh vực chính: đổi mới đội bay, hiệu quả hoạt động, năng lượng tái tạo, công nghệ tiên tiến – và bổ sung một lĩnh vực trọng tâm vào năm 2023: các biện pháp dựa trên thị trường.
Những nỗ lực trong ngành của Boeing đã giảm đáng kể lượng khí thải CO2 trên mỗi hành khách trên chuyến bay ngày nay so với chuyến bay tương tự 30 năm trước. Những nỗ lực này đã giữ cho tỷ lệ phát thải toàn cầu của ngành hàng không thương mại ở mức khoảng 2,5% trước đại dịch Covid-19 trong khi nhu cầu tăng gần gấp ba.
“Mục tiêu của ngành hàng không là đạt được Net Zero vào năm 2050,” Jim khẳng định đang nỗ lực cho mục tiêu này bằng việc thay thế đội máy bay, và cải thiện việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả, thậm chí là nghiên cứu và phát triển một chiếc máy bay chạy bằng điện.
“Có thể là một chiếc máy bay điện sẽ được đưa vào đội bay vào giữa những năm 30, và một chiếc máy bay chạy bằng hydro sẽ được đưa vào thập niên 40,” Jim chia sẻ giả định. “Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các nguồn năng lượng khác nhau trong hành trình carbon hóa của ngành. Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) thực sự là chìa khóa để đạt mức Net Zero”.
-
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024