
-
UOB: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất
-
Sacombank triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng
-
Sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên ra mắt, dự kiến hút 5 triệu học sinh tham gia
-
USD xuống đáy 6 tháng, tỷ giá giảm nhanh về 25.850 VND/USD
-
Giá vàng miếng SJC tăng sốc tiến tới 107 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế tăng mạnh -
MBV giảm mạnh lỗ sau khi chuyển giao bắt buộc cho MB, có thể bán 100% vốn cho nhà đầu tư ngoại
![]() |
Cơ chế giao chỉ tiêu tín dụng (room tín dụng) được duy trì suốt hơn chục năm qua, là công cụ để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát chất lượng và quy mô tín dụng cũng như phục vụ các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, công cụ này hành chính, nặng tính xin - cho này nhận nhiều ý kiến trái chiều, một số trường hợp hạn chế khả năng tiếp cận vốn của khách hàng khi ngân hàng cạn “room”.
Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc NHNN bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng, một phần cũng do sự phát triển của ngành ngân hàng hiện nay đã tiệm cận với các tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế.
Tuy vậy, bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến băn khoăn, cho rằng bỏ room tín dụng cần tính toán kỹ, phải có lộ trình nếu không sẽ dẫm vào vết xe đổ. Trong quá khứ, cách đây hơn một thập kỷ, tín dụng tăng trưởng nóng và cuộc đua lãi suất đã gây bất ổn kinh tế vĩ mô, cũng là nguyên nhân khiến NHNN phải đưa ra cơ chế room tín dụng.
Bài học từ giai đoạn tín dụng tăng trưởng “nóng”
Giai đoạn 2006-2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng kiến một đợt tăng trưởng tín dụng phi mã, với mức tăng bình quân lên đến khoảng 36% mỗi năm, đặc biệt cao vào năm 2007 (51,54%) và năm 2009 (37,53%). Tỷ lệ tín dụng/GDP cũng vọt lên nhanh chóng, từ 60,6% năm 2005 lên 106,6% năm 2010.
Diễn biến này là hệ quả của cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng thời điểm đó, nhằm huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay gia tăng. Tuy nhiên, dòng vốn tín dụng thực tế lại chảy vào những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, như chứng khoán, bất động sản, dẫn đến cuộc đua lãi suất và sự leo thang của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Hệ lụy lớn nhất là việc mất kiểm soát về chất lượng tín dụng và bất ổn vĩ mô. Nợ xấu tăng nhanh, nhiều tổ chức tín dụng đứng trước nguy cơ mất thanh khoản, dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô. Lạm phát cũng tăng cao, đạt đỉnh 19,89% vào năm 2008 và kéo dài ở mức hai con số cho đến năm 2011.
Thực tế này buộc NHNN phải thực hiện các biện pháp quyết liệt, trong đó có đưa ra cơ chế áp dụng “room” tín dụng cho từng tổ chức tín dụng từ năm 2011 nhằm ổn định thị trường tiền tệ và kiềm chế lạm phát.
Nhờ biện pháp kiểm soát chặt chẽ này, tăng trưởng tín dụng đã giảm về ngưỡng an toàn. Việc điều hành được thực hiện theo khuynh hướng thận trọng, từng bước và linh hoạt theo điều kiện thị trường, bảo đảm đồng bộ các điều kiện cần thiết.
Liên tiếp những năm sau đó, tăng trưởng tín dụng được giữ trong khoảng 12-14%. Các cân đối lớn, mục tiêu dài hạn cũng được đảm bảo, như lạm phát dưới mức 4%, ổn định kinh tế vĩ mô, và khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị, cải thiện chỉ số an toàn hoạt động.
Nợ xấu đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng và nỗi lo khi bỏ room
Sau một thời gian dài duy trì cơ chế room tín dụng, kinh tế vĩ mô đảm bảo ổn định, sức khỏe ngân hàng cũng tốt hơn trước, câu chuyện bỏ room tín dụng được đặt ra.
Nhược điểm của cơ chế room tín dụng là mang nặng tính hành chính, xin-cho, làm giảm tính linh hoạt, chủ động của tổ chức tín dụng cũng như hạn chế khả năng tiếp cận vốn của khách hàng khi ngân hàng cạn “room”. Tình trạng căng thẳng room tín dụng diễn ra vào cuối năm 2022, khi dòng vốn ngân hàng bị tắc, một loạt doanh nghiệp than thiếu vốn vì ngân hàng cạn room. Do đó, rất nhiều ý kiến đề nghị NHNN bỏ cơ chế điều hành room tín dụng.
![]() |
Nợ xấu đang tăng nhanh, dẫn đến lo ngại nếu "thả phanh" tín dụng |
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, room tín dụng vẫn cần thiết. Trong báo cáo gửi Quốc hội đầu năm 2024, NHNN cho biết khó khăn lớn nhất để bỏ cơ chế “room tín dụng” là đặc thù kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn từ ngân hàng. Đến nay đặc thù này vẫn chưa thay đổi. Áp lực cân đối vốn cho nền kinh tế tiếp tục đè nặng lên hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn, thanh khoản.
"Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam, nếu ngân hàng tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát, hệ thống có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011", báo cáo của NHNN nêu.
Cơ quan này cũng lo ngại bỏ room tín dụng sẽ khiến nợ xấu tăng nhanh, đe dọa an toàn hệ thống ngân hàng và rủi ro bất ổn vĩ mô, lạm phát. Do vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là cần thiết.
Thực tế, nợ xấu đang tăng nhanh thời gian gần đây. Năm 2024, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng 17% về quy mô. Riêng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 27 ngân hàng niêm yết tăng tới 43%.
Thống kê của FiinRatings cũng cho thấy, từ năm 2022 đến năm 2024, tốc độ tăng nợ xấu luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Bỏ room thế nào cho hợp lý?
Theo giới phân tích, việc bỏ cơ chế điều hành room tín dụng là cần thiết, song trong bối cảnh áp lực lạm phát tiềm ẩn và rủi ro nợ quốc gia vẫn ở mức cao, lộ trình bỏ cơ chế này phải cân nhắc kỹ để đảm bảo ổn định vĩ mô.
PGS - TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng nhấn mạnh việc bỏ hoàn toàn cơ chế “room” không phải là điều có thể thực hiện ngay lập tức, mà đòi hỏi một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hạn, để tránh lặp lại những hệ lụy tiêu cực trong quá khứ khi không có room tín dụng, việc loại bỏ công cụ này phải đi theo lộ trình nhất định.
Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia cho rằng NHNN có thể thử nghiệm trong nhóm ngân hàng lớn, có các chỉ tiêu an toàn vốn, chỉ tiêu hoạt động tốt nhất, trong khi các ngân hàng còn lại vẫn phải phân bổ tín dụng theo hạn mức.
Việc này sẽ tạo ra động lực và khuyến khích các ngân hàng không phải nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động để có thể gia nhập nhóm đầu.
“Việc tăng tín dụng cho các ngân hàng là điều tích cực, nhưng các ngân hàng muốn bỏ cơ chế phân bổ phải đáp ứng những tiêu chí và điều kiện nhất định”, TS Nguyễn Tú Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị.
Trong báo cáo gửi Quốc hội tháng 5/2024, NHNN cho biết, việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình và từng bước thực hiện phù hợp điều kiện thị trường.
Đầu năm nay, lãnh đạo NHNN khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới biện pháp điều hành và có lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng.
Các chuyên gia khuyến nghị, trong trường hợp bỏ cơ chế phân bổ "room" tín dụng, NHNN phải có biện pháp để kiểm soát được cung tiền cũng như kiểm soát được chất lượng tín dụng cũng như phân loại được ngân hàng khỏe, yếu. Công cụ để kiểm soát là các chỉ tiêu về an toàn vốn, chỉ số về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng…
Bên cạnh đó, NHNN phải đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu toàn hệ thống cũng như nâng cao chuẩn mực quản trị của các tổ chức tín dụng.

-
USD xuống đáy 6 tháng, tỷ giá giảm nhanh về 25.850 VND/USD -
Giá vàng miếng SJC tăng sốc tiến tới 107 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế tăng mạnh -
MBV giảm mạnh lỗ sau khi chuyển giao bắt buộc cho MB, có thể bán 100% vốn cho nhà đầu tư ngoại -
Sắp tung gói tín dụng nửa triệu tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng và công nghệ số -
Chuyên gia Deloitte khuyến nghị ngân hàng Việt tăng thu ngoài lãi, cắt giảm chi phí -
Nợ xấu "chạy" nhanh hơn tín dụng - nỗi lo khi tính toán bỏ "room" -
Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho hội viên Inspire
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội