
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
![]() |
Tín dụng cải thiện đang hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Đức Thanh |
Ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng
Theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 20/3/2025, tín dụng tăng 1,98% so với đầu năm (cùng kỳ năm 2024, tín dụng tăng trưởng âm 0,2%). Kết quả kinh doanh quý I/2025 của nhiều ngân hàng (VIB, NamABank…) cho thấy, tín dụng quý I/2025 tăng 3-4%, cao gấp 2-3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tín dụng cải thiện ngay từ đầu năm đang hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm nay, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang dựa rất lớn vào vốn ngân hàng.
Để tạo chủ động cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, NHNN đang điều hành cơ chế tín dụng thông thoáng hơn. Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Thực tế, từ năm 2024, NHNN đã bỏ “room” tín dụng với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với các ngân hàng trong nước, cách phân bổ room tín dụng cũng đã bớt cơ chế xin - cho hơn trước. Về cơ bản, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng hiện nay đều được NHNN đáp ứng.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh nhu cầu vốn tăng, huy động vốn cũng bắt đầu “nóng” trở lại, một số kênh đầu tư tài sản có dấu hiệu sốt, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lo lắng và đề nghị NHNN quản lý chất lượng tăng trưởng tín dụng, nếu không sẽ dễ làm tái diễn tình trạng đua lãi suất huy động và nợ xấu tăng mạnh trở lại như trước đây.
Theo ông Phan Duy Hưng, CFA, MBA, Giám đốc, chuyên gia phân tích cấp cao VIS Rating, tỷ lệ tín dụng/GDP nước ta đã lên tới 138%, nằm trong nhóm quốc gia sử dụng đòn bẩy tín dụng cao nhất thế giới. Con số này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như nợ xấu gia tăng, lạm phát cao, bong bóng tài sản… Vì vậy, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế cần phải hết sức thận trọng.
Nếu tín dụng tăng nóng, trong khi không kiểm soát được đường đi của dòng vốn, tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản…, thì sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Đặt trong bối cảnh ngân hàng và các tập đoàn bất động sản sân sau có mối quan hệ chặt chẽ như hiện nay, việc dòng vốn “lệch pha” là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không giám sát chặt chẽ. Thực tế, nợ xấu đang tăng nhanh chính là cảnh báo rõ nét cho các ngân hàng.
Báo cáo tài chính của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối năm 2024, tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng đã tăng 17% so với đầu năm. Riêng nợ xấu nhóm 5 của các ngân hàng tăng tới 39,3%. Thậm chí, một số ngân hàng như Techcombank, ABBank còn có tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 trên 100%.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cảnh báo, nếu các ngân hàng chạy đua cho vay, thì chất lượng tín dụng có thể không kiểm soát được và nợ xấu gia tăng là khó tránh. Theo chuyên gia này, dù cầu vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết, song tín dụng vẫn phải tăng trong vòng kiểm soát. Việc kiểm soát tín dụng cũng là để thúc đẩy các kênh huy động vốn khác phát triển, đặc biệt là kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Bỏ “barie” tín dụng: Chất quan trọng hơn lượng
Từ đầu năm đến nay, NHNN đã ban hành 10 văn bản chỉ đạo về các giải pháp điều hành tín dụng, lãi suất. NHNN yêu cầu các ngân hàng phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng hơn 16% để hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo các ngân hàng thương mại tránh tăng trưởng tín dụng nóng, nếu không sẽ rơi vào “bẫy thanh khoản”. Vì vậy, câu chuyện bỏ “room” tín dụng hay không cũng nóng trở lại.


- TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế
TS. Lê Duy Bình cho rằng, room tín dụng vẫn là barrie cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế còn dựa quá lớn vào vốn ngân hàng và sức khỏe của các ngân hàng chưa đồng đều như hiện nay.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc bỏ cơ chế xin - cho trong cấp room tín dụng là cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cho phép các ngân hàng tăng trưởng tín dụng vô tội vạ, mà phải trên cơ sở các chỉ tiêu an toàn vốn.
Theo các chuyên gia, điều kiện lý tưởng để NHNN hoàn toàn bỏ cơ chế room tín dụng là khi các ngân hàng đều đáp ứng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Hiện tại, mới chỉ một nhóm ngân hàng lớn của Việt Nam đáp ứng được điều kiện này. Vì vậy, việc bỏ hoàn toàn room tín dụng là chưa phù hợp.
Dù vậy, NHNN hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ quản lý room tín dụng một cách thị trường hơn, như thông qua vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng huy động vốn, chấm điểm xếp hạng của các ngân hàng… Các công cụ này sẽ giúp phân loại ngân hàng một cách công bằng. Theo đó, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, Hệ số An toàn vốn (CAR) cao (như VPBank, Techcombank…), các ngân hàng cho vay lĩnh vực ưu tiên lớn, cho vay nhà ở xã hội, kinh tế xanh… sẽ được cấp room tín dụng cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng có thanh khoản yếu, Hệ số CAR thấp, cho vay lĩnh vực rủi ro nhiều, nợ xấu cao… sẽ bị khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng.
So với các ngân hàng trong khu vực, hệ thống ngân hàng nước ta vẫn trong tình trạng mỏng vốn, Hệ số CAR chỉ hơn 12%. Nếu tín dụng tăng mạnh, trong khi vốn điều lệ chưa tăng tương ứng, thì tình trạng mỏng vốn sẽ càng nghiêm trọng. Chưa kể, hai năm gần đây, tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành giảm nhanh chóng, trong khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, để tránh dẫm vào vết xe đổ, việc kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh là yếu tố quan trọng hàng đầu.

-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort