Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2015
Nguyễn Hoàng (VGP News) - 29/10/2015 09:27
 
Hôm nay (29/10), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2015.
.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, nền kinh tế tiếp tục phục hồi và đạt kết quả tăng trưởng cao hơn năm trước. Ảnh minh họa

Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ sẽ nghe và thảo luận về Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2015; Báo cáo tình hình thực hiện NSNN tháng 10 và 10 tháng năm 2015; Báo cáo về xác định chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020; dự án Pháp lệnh Quản lý thị trường, dự án Luật Cảnh vệ…

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và  Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày tại phiên họp khẳng định trong 10 tháng đầu năm 2015, nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi rõ nét và đạt kết quả tăng trưởng cao hơn năm trước.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý để ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất; tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nợ xấu, thực hiện các biện pháp để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3% theo mục tiêu đề ra.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động triển khai các giải pháp cân đối thu chi ngân sách nhà nước phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí đối với những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; thực hiện các giải pháp điều hành thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, lạm phát ít biến động và được kiểm soát ở mức thấp, ước cả năm tăng khoảng 2%. Tăng trưởng tín dụng đạt khá và cao hơn tốc độ huy động vốn; chất lượng tín dụng được cải thiện; nợ xấu giảm nhanh và đến nay đã hoàn thành mục tiêu của cả năm là xuống dưới 3%; tổng cầu và sức mua tăng; thu nội địa đạt khá; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt; sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng cao hơn nhiều so với năm trước. Trong tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá; vốn FDI đăng ký và thực hiện tăng cao so với cùng kỳ. Trong 10 tháng qua, vốn FDI thực hiện ước đạt 11,8 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn FDI đăng ký ước đạt gần 19,3 tỷ USD. Hoạt động phát triển doanh nghiệp chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tăng cao.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả. An sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm. Trong 10 tháng đầu năm ước tạo việc làm cho khoảng 1,362 triệu người, đạt 85% kế hoạch và tăng 3,5% so với cùng kỳ  năm trước. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đối tượng bảo trợ xã hội… được quan tâm và triển khai thực hiện hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Thông tin Chính phủ thử nghiệm lên Facebook
Trong buổi họp báo cung cấp thông tin xung quanh việc ban hành Nghị quyết số 36a về Chính phủ điện tử chiều 20/10, Tổng giám đốc Cổng thông tin...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư