Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Nới lỏng chính sách zero-Covid tại Trung Quốc: Cơ hội từ dòng vốn ngoại
Tùng Linh - 30/12/2022 11:26
 
Ngoài lượng khách sang Việt Nam để du lịch, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng có thể là động lực thúc đẩy dòng tiền từ nước ngoài trên thị trường chứng khoán hay bất động sản.

Mới đây, vào ngày 26/12, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra thông điệp về khả năng sang đầu năm 2023 sẽ nới lỏng hơn quy định trong chính sách zero-Covid. Chia sẻ tại talkshow Chọn danh mục kỳ thứ 10 do Báo Đầu tư tổ chức với chủ đề “Tìm cơ hội 2023”, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Phân tích CTCK Thành Công chỉ ra yếu tố cả tích cực lẫn tiêu cực của động thái trên đối với các ngành lĩnh vực trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về tác động tích cực, ông Trung cho rằng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam là động lực thúc đâỷ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP năm sau. rước năm 2019, du lịch chiếm khoảng 10% GDP Việt Nam. Tuy nhiên khi đại dịch diễn ra, khách du lịch Trung Quốc đã không thể đến

“Đó là tin rất quan trọng, là chủ đề rất được nhà đầu tư quan tâm”, ông Trung cũng nhấn mạnh. Ngoài ra, theo thống kê của một số tổ chức nước ngoài, lượng khách du lịch tìm kiếm chuyến bay quốc tế tăng gấp 2,3 lần trong 10 ngày trở lại đây. Đây là tín hiệu chắc chắn sẽ tác động tích cực đến Việt Nam và ngành công nghiệp phân phối, qua đó sẽ tác động đến GDP.

Cùng đó, ông Trung cho rằng ngoài lượng khách sang Việt Nam để du lịch, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng sẽ đến và là động lực thúc đẩy dòng tiền từ nước ngoài, bao gồm cả dòng tiền trên thị trường chứng khoán và dòng tiền trên thị trường khác như bất động sản. Kênh đầu tư FDI cũng sẽ dễ dàng hơn cho VN.

Từ những yếu tố vĩ mô trên, ông Trung cho rằng ngành hàng không sẽ được hưởng lợi đầu tiên nhờ việc giao thương và đi lại thuận lợi. Thứ hai là ngành hỗ trợ giao thương như logistics. Cùng đó, một số ngành khác mà Trung Quốc mở cửa hay các ngành nghề liên quan đến hàng hóa đầu ra cũng được vị chuyên gia này kỳ vọng hưởng lợi.

Talkshow Chọn danh mục kỳ thứ 10 do Báo Đầu tư tổ chức với chủ đề “Tìm cơ hội 2023”

Tuy nhiên, bên cạnh tích cực sẽ có các yếu tố tiêu cực khi Trung Quốc mở cửa.

“Năm 2023 là năm dự kiến nhu cầu hàng hóa nói chung, dầu khí nói riêng sẽ tăng. Trung Quốc chiếm khoảng 60% khả năng tăng trưởng của ngành. Nếu việc mở cửa được thúc đẩy, nhu cầu dầu sẽ tăng trong tổng lượng nhu cầu dầu toàn cầu là 60%. Điều này sẽ tác động đến một vấn đề là giá hàng hóa tăng trở lại”, biến số về giá hàng hoá được ông Trung nhấn mạnh.

Nhìn lại năm 2022, giá hàng hóa là một nguyên nhân khiến lạm phát thế giới tăng lên, nếu giá hàng háo tiếp tục tăng và lạm phát cho năm 2023 quay trở lại. Đây được đánh giá sẽ là thách thức lên các kênh đầu tư như chứng khoán bởi lạm phát cũng là nguyên nhân chính yếu khiến các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách tiền tệ thăt chặt trong thời gian qua.

Về một số ngành bị tác động tiêu cực, ông Trung đánh giá Trung Quốc mở cửa sẽ cạnh tranh với nhiều nhóm ngành của Việt Nam. Trung Quốc là nước sản xuất lớn ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt là hàng hóa cơ bản.

Có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh - Founder FinPeace cho rằngTrung Quốc là quốc gia sở hữu lượng tài nguyên khổng lồ cả đầu vào và đầu ra. Với sự tham gia của một tay chơi lớn, giá quay trở về giá trung bình, câu chuyện xu thế sẽ ko qua tích cực hay tiêu cực. Về khả năng lạm phát, ông Tuấn Anh dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đầu năm có thể tăng nhưng sẽ co hẹp khi về cuối năm. Giá dầu sẽ không vượt đỉnh mà quay trở về  mức trung bình.

Talkshow Chọn danh mục: Nhận diện biến số 2023
Năm 2023, giới đầu tư vẫn còn ngần ngại các biến số khó lường, liệu rằng những khó khăn nhất đã qua đi hay sẽ còn tiếp tục khó khăn hơn....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư