-
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực -
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
Lo, thậm chí là vô cùng sốt ruột, bởi tất cả các dự án này đều là dự án trọng điểm quốc gia, chỉ đọc tên lên thôi cũng đã đủ thấy tầm quan trọng của nó, nhưng lại dở dang trong xây dựng, chậm tiến độ kéo dài. Từ Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, đến Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM, Tuyến Bến Thành - Tham Lương; rồi Dự án Xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; hay Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội…
. |
Trong 18 dự án trên, chỉ riêng Bộ Giao thông - Vận tải đã “nắm giữ” 11 dự án; Bộ Công thương có 3 dự án thủy điện…
Nếu chậm thi công và đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm, thì hệ lụy là không nhỏ tới kinh tế - xã hội đất nước.
Dự án trọng điểm không đi vào hoạt động đúng tiến độ, nền kinh tế sẽ mất đi những nền tảng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển. Chưa kể, chậm tiến độ sẽ ngay lập tức gây thiệt hại về kinh tế. Đã nhiều lần, dư luận nghe thông tin việc dự án này, dự án kia chậm tiến độ khiến tổng mức đầu tư bị đội vốn lên cao. Cũng đã không ít lần, đã có chuyện các dự án sử dụng vốn ODA bị phạt vì chậm tiến độ. Và nếu tìm kiếm thông tin trên Google, không khó để thấy các dòng tít “dự án rùa bò, giá tăng gấp đôi”, “nguy cơ bị phạt tiến độ là hiện hữu”… mà suốt thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã rất sốt ruột khi đề cập.
Trong văn bản chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành phải tập trung rà soát các dự án nói trên và báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 4/2017. Nhưng ngay sau Tết Nguyên đán, khi đi kiểm tra tiến độ thi công các dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã không khỏi lo lắng trước sự chậm trễ về tiến độ của cả hai dự án.
Trong khi Hà Nội đang rất trông chờ vào các dự án đường sắt đô thị để giảm ùn tắc giao thông, thì tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội mới hoàn thành 30% khối lượng công việc và phải đến năm 2021 mới hoàn thành. Thiệt hại là khôn cùng, khi Dự án Cát Linh - Hà Đông đội vốn 250 triệu USD, còn Dự án Nhổn - ga Hà Nội đội vốn 393 triệu euro.
Chỉ hai dự án đã vậy. Nếu “tính đúng, tính đủ”, thì các thiệt hại, các chi phí cơ hội mất đi do sự chậm trễ trong triển khai các dự án trọng điểm vô cùng lớn.
Ai phải chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ, thiệt hại này? Làm sao để đẩy nhanh tiến độ các dự án?... Rất nhiều câu hỏi như vậy cần được đặt ra và trả lời thấu đáo, nhất là trong bối cảnh năm qua, dư luận đã rất bức xúc và nhiều lần lên tiếng trước tình trạng hàng loạt dự án nghìn tỷ nằm đắp chiếu, và dù Chính phủ đã rất rốt ráo trong chỉ đạo xử lý, song cho đến nay, vẫn chưa thể có phương án khả thi nhất.
Dư luận đang chờ đợi sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, để việc rà soát ít nhất là 18 dự án trọng điểm quốc gia nói trên được thực hiện đúng tiến độ, từ đó góp phần giải tỏa những nỗi lo nghìn tỷ của dư luận xã hội.
-
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024