
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon
-
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
-
Thí điểm thị trường carbon: Việt Nam chuẩn bị cho nền kinh tế phát thải thấp -
Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh”
Nút thắt từ đất đai, vốn và chính sách
Nhiều năm qua, xu hướng đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh và dịch vụ nông nghiệp đang dần trở nên rõ nét hơn trong chiến lược phát triển của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, số lượng doanh nghiệp thực sự “dấn thân” vào lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 1 - 2% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 50.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong tổng số hơn 900.000 doanh nghiệp toàn quốc. Trong số này, chưa đến 300 doanh nghiệp được xác định là có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, và chỉ khoảng 50 doanh nghiệp đạt chứng nhận “nông nghiệp công nghệ cao”, tức là chưa đến 3% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp.
Đây là nghịch lý nếu đặt trong bối cảnh nông nghiệp hiện đóng góp gần 15% GDP và vẫn là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế trong bối cảnh biến động toàn cầu.
![]() |
Nông nghiệp đóng góp gần 15% GDP quốc gia, là ngành kinh tế nền tảng đảm bảo an sinh xã hội, nhưng cũng là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro. |
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, rào cản lớn nhất hiện nay khiến doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào nông nghiệp là do thiếu quỹ đất quy mô lớn, thiếu vốn đầu tư và thiếu kết nối hiệu quả với các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia công nghệ.
Thứ trưởng Tiến chỉ rõ, bên cạnh các vấn đề hạ tầng yếu kém như giao thông, thủy lợi, năng lượng, thì chính sách khuyến khích đầu tư vẫn còn chồng chéo, thiếu nhất quán. Thêm vào đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một yếu tố sống còn trong các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cũng chưa được đảm bảo hiệu quả.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: “Chúng ta không thể yêu cầu doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi”. Theo ông, các địa phương cần nhất quán về quy hoạch nông nghiệp, đồng thời tạo lập hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, hướng đến phát triển bền vững và xanh hóa sản xuất.
Ông Phòng cũng nhấn mạnh vai trò của chính sách tài chính ưu đãi, từ đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cấp vốn đầu tư ban đầu, đến triển khai các gói tín dụng xanh, nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ban đầu về tài chính, đây chính là yếu tố khiến không ít nhà đầu tư phải chùn bước.
Cần chính sách “mở đường”, hỗ trợ nghiên cứu và bảo vệ sản xuất
Ngoài việc hỗ trợ ban đầu, theo ông Đặng Kim Sơn, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao, điều quan trọng là hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, nơi doanh nghiệp “đầu tàu” giữ vai trò chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm, dẫn dắt thị trường, đồng thời tạo động lực cho các doanh nghiệp vệ tinh, nông dân cùng tham gia.
Việc phát triển các cụm liên kết ngành, tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao, khu công viên nông nghiệp công nghệ cao cũng được xem là hướng đi tất yếu, giúp ngành nông nghiệp chuyển mình thực sự thành một ngành kinh tế kỹ thuật, hiện đại và có năng suất cao.
Nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ tăng cường chính sách hỗ trợ nghiên cứu - phát triển (R&D) trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là với công nghệ sinh học, tự động hóa và số hóa trong sản xuất. Bảo vệ thị trường nội dung từ hàng nhập vào, không rõ nguồn gốc, đồng thời tăng cường các giải pháp bảo vệ thương mại phòng là điều cấp thiết để giữ vững “sân nhà”.
Bên cạnh đó, các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng cần khẩn trương mở rộng mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong nông nghiệp. Đây được coi là chìa khóa để tạo sự liên kết bền chặt giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, hướng đến việc hình thành các vùng nguyên liệu ổn định.
Thực tế cho thấy, mô hình hợp tác công - tư (PPP) khi được triển khai đúng hướng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong một số ngành hàng nông nghiệp chủ lực. Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến cuối năm 2024, đã có 15 chuỗi ngành hàng thí điểm theo mô hình PPP, thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tập trung vào các lĩnh vực như cà phê, hồ tiêu, chè, gạo, rau quả và thủy sản.
Điển hình như chuỗi PPP ngành hàng cà phê tại Tây Nguyên với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn như Nestlé, JDE (Jacobs Douwe Egberts) và Simexco đã giúp nâng cao năng suất cà phê lên 2,7 tấn/ha, cao hơn mức trung bình cả nước khoảng 30%. Ngoài ra, mô hình còn hỗ trợ nông dân tiếp cận kỹ thuật canh tác bền vững, bảo tồn tài nguyên đất và nước, đồng thời tạo điều kiện để cà phê Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào các thị trường khó tính như EU và Nhật Bản.
Tương tự, mô hình PPP ngành hàng hồ tiêu tại Bình Phước và Đồng Nai đã góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ 20 - 25% nhờ ứng dụng quy trình sản xuất sạch, kiểm soát dư lượng và liên kết với doanh nghiệp chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Hiện, nông nghiệp đóng góp gần 15% GDP quốc gia, là ngành kinh tế nền tảng đảm bảo an sinh xã hội, nhưng cũng là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thị trường bấp bênh. Do đó, việc tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào lĩnh vực này chính là lời giải cho bài toán tái cấu trúc ngành nông nghiệp, hướng tới hiện đại, xanh, số hóa và tuần hoàn.

-
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo -
Điện gió ngoài khơi Việt Nam: “Kho báu” hơn 1.000 GW chờ khai phá -
Cú hích công nghệ từ drone giúp nông dân canh tác vượt trội -
Ngành bò sữa Việt đứng trước cuộc đua cạnh tranh thị trường
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh