
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
![]() |
Một số container thanh long đã được thông quan sau nhiều ngày xếp hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Ảnh: ĐT |
Chưa dễ chuyển hướng xuất khẩu
Chiều ngày 5/2, một số xe nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) vì ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đã bắt đầu được xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ những xe đã chờ ở cửa khẩu từ nhiều ngày qua mới được giải quyết thông quan, những xe mới lên sẽ vẫn phải chờ đợi.
Trước đó, với diễn biến của dịch nCoV, Trung Quốc đã đóng cửa giao dịch mua bán tại các cặp chợ thuộc địa bàn thị xã Bằng Tường từ ngày 31/1 đến hết ngày 8/2/2020. Chợ biên giới đóng của khiến trao đổi cư dân bị gián đoạn, trong khi đây vẫn là hình thức trao đổi quan trọng đối với một số nông sản của Việt Nam, nhất là trái cây. Khách Trung Quốc không sang được Việt Nam như thường lệ, nên không có đơn hàng mới.
Cả tuần trước thời điểm ngày 5/2, hàng trăm container thanh long, dưa hấu Việt Nam xếp hàng ở cửa khẩu Lào Cai. Thời điểm hiện tại, một số loại trái cây đã vào vụ, nên hàng tồn càng lớn. Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận, đang có khoảng 100.000 tấn thanh long không xuất khẩu được.
Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính yếu của trái cây nói riêng và nông sản Việt nói chung. Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), nhất là trái cây, do được ưu đãi về thuế VAT khi vào Trung Quốc, nên vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, dù Bộ đã khuyến nghị các doanh nghiệp chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch trong suốt 2 năm qua.
Trước những diễn biến của dịch Corona, sản phẩm xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch chỉ còn cách chờ chợ biên giới được mở cửa trở lại. Các mặt hàng trái cây chịu sức ép về thời vụ và bảo quản, nên đang gặp khó và không dễ chuyển hướng thị trường xuất khẩu, do chưa được nước khác cho nhập khẩu chính thức; hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn thông thường về truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì…
Theo Bộ Công thương, dịch Corona đang diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ lây nhiễm nhanh hơn nhiều so với dịch SARS trước đây. Phạm vi ảnh hưởng của dịch và biện pháp chống dịch tới xuất nhập khẩu tương đối rộng, trong đó, thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn (có thể là 6 - 8 tháng).
Tìm kiếm thị trường mới, gia tăng giá trị bằng sản phẩm chế biến sâu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào đó là vấn đề đã được quan tâm từ lâu, nhưng đến nay, nhiều ngành hàng xuất khẩu của nước ta vẫn chưa làm tốt, điển hình là nông sản.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, qua ảnh hưởng của dịch Corona, ngành nông nghiệp cần nhìn nhận lại và tập trung tái cơ cấu vùng sản xuất, gia tăng chế biến, liên kết chặt chẽ, phát triển chuỗi giá trị dài và mở ra nhiều thị trường mới, đặc biệt là “không để trứng vào một giỏ”.
![]() |
Doanh nghiệp cần hỗ trợ
Trước tình hình xuất khẩu nông sản gặp khó bởi dịch Corona, hàng loạt giải pháp hỗ trợ tiêu thụ đã được Bộ Công thương đề xuất nhằm tháo gỡ phần nào những thách thức mà nông dân, doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Dự báo khó khăn về giao thương sẽ còn kéo dài, Bộ Công thương đề xuất, tiếp tục chỉ đạo hệ thống thương vụ vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp logisctics tham gia giúp đỡ bảo quản nông sản trong thời gian chờ xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, Trung Quốc và Thái Lan đã đưa ra gói hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động của dịch Corona và đề nghị Việt Nam cũng cần sớm triển khai biện pháp tương tự. Đơn cử, Nội các Thái Lan ngày 4/2 đã thông qua một chương trình tổng thể để hỗ trợ khẩn cấp cho các công ty lữ hành trong nước, bao gồm các chính sách như cho vay ưu đãi, hoãn trả vốn và lãi trong 6 tháng, tạm hoãn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp…
Là cơ quan quản lý ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới.
Cụ thể, Bộ sẽ cử Đoàn công tác cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Dubai (UAE) ngay trong ngày 15/2 tới, sang Hoa Kỳ từ ngày 22/2 và sang Brazil trong tháng 3/2020… để xúc tiến mở rộng thị trường tại các khu vực này.

-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower