-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Ảnh minh họa |
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tuần trước, chỉ vài tháng sau khi Maersk - nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất đến từ Đan Mạch công bố thương vụ sáp nhập với LF Logistics - một công ty có bề dày lịch sử trong vận tải hàng tiêu dùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với trị giá 3,6 tỷ USD, ông Ditlev Blicher, Giám đốc điều hành Maersk châu Á - Thái Bình Dương đánh giá rằng, đây là khu vực quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là nơi tập trung của các ngành sản xuất tích hợp. Nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng, Maersk đã tăng cường vị thế của mình ở khu vực này qua các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Dữ liệu từ McKinsey & Company cho thấy, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo đóng góp tới 50% vào tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu trong thập kỷ tới, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và thương mại xuyên biên giới.
“Thông qua việc bổ sung thêm LF Logistics, Maersk sở hữu khả năng vượt trội để phục vụ các thị trường tiêu dùng trọng điểm và đang phát triển nhanh ở khu vực châu Á. Hơn nữa, chuyên môn của LF Logistics trong việc thực hiện đơn hàng đa kênh giúp chúng tôi có vị thế tốt trong thị trường thương mại điện tử toàn cầu,” ông Blicher nói.
Với hơn 30 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Maersk xem việc sáp nhập với LF Logistics (có trụ sở tại Hồng Kông) là một động thái quan trọng nhằm tăng cường các giải pháp hậu cần đầu cuối giữa Việt Nam và thế giới.
Maersk và LF Logistics đặt mục tiêu đưa Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng thông qua mạng lưới logistics toàn cầu vững mạnh với năng lực lưu kho, phân phối và cung ứng toàn diện được tối ưu hóa dữ liệu và hỗ trợ bởi công nghệ.
Thương vụ sáp nhập Maersk và LF Logistics diễn ra vào đúng thời điểm khó khăn đối với toàn ngành logistics do Covid-19 và lạm phát cao trên toàn cầu. Tuy vậy, Maersk vẫn có triển vọng lạc quan về tăng trưởng của ngành, đặc biệt là tại Việt Nam.
Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp hạng 39 về Chỉ số Hiệu suất hậu cần (2018), cao hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Theo xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi trên toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2022 - 2023 của thị trường logistics Việt Nam dự báo đạt 5,5%/năm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng khẳng định, Việt Nam đang đứng trước vô vàn cơ hội phát triển các dịch vụ logistics.
Việt Nam cũng đang nỗ lực đẩy mạnh việc huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng thông qua việc chuyển nhượng quyền khai thác một số dự án, qua đó thu hút nhiều nhà đầu tư với các thương vụ ước tính lên tới hàng tỷ USD.
Năm ngoái, Tập đoàn logistics toàn cầu Kuehne + Nagel (có trụ sở chính tại Thụy Sỹ và hoạt động tại Việt hơn 25 năm) đã ký thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD mua lại Apex International Corporation, một trong những công ty giao nhận hàng hóa hàng đầu châu Á. Apex International trực thuộc MBK Partners, có công ty liên quan đang hoạt động tại Việt Nam là Apex Logistics.
Trước đó, đã diễn ra một số thương vụ M&A đáng chú ý, như ITL Corp tăng sở hữu lên gần 97% tại Sotrans Group - công ty hoạt động trong lĩnh vực kho bãi, cảng biển và vận chuyển hàng hóa quốc tế (năm 2020); Tập đoàn Sumitomo cùng Công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ công - tư của Nhật Bản đã chi 37 triệu USD để mua 10% vốn tại Gemadept JSC (năm 2019); Mapletree Logistics Trust đã chi hơn 31 triệu USD để mua lại các kho hàng thuộc Unilever (2018)...
Theo Bộ Công thương, với nền công nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự góp mặt của các tên tuổi lớn nước ngoài được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao vốn, nhân lực, công nghệ cho các tập đoàn trong nước.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng của ngành logicstics tại Việt Nam thời gian qua đạt 14-16%/năm, với quy mô 40-42 tỷ USD/năm.
Hiện có hơn 30.000 doanh nghiệp trong nước và 25 tập đoàn giao nhận toàn cầu dưới nhiều hình thức kinh doanh tại thị trường logistics của Việt Nam. Trong số này, hơn 5.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế với 69 trung tâm logistics quy mô lớn và vừa. Có 30 nhà cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, như DHL, FedEx, Maersk, Apple, KMTC Logistics...
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025