-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
TIN LIÊN QUAN | |
Quốc tế nỗ lực tìm kiếm tàu chở dầu Sunrise 689 của Việt Nam mất tích | |
Tàu hàng 5.000 tấn mất tích trên biển Đông |
Truyền hình Việt Nam cho biết, sáng sớm hôm nay (9/10) thuyền trưởng tàu SUNRISE 689 đã gọi điện về Việt Nam báo tin: tàu bị cướp biển khống chế, cướp hết dầu. 2 trong số 18 thủy bị cướp biển đánh bị thương nhẹ. May mắn, toàn bộ thủy thủy đoàn vẫn an toàn. Trong cuộc điện đàm ngắn ngủi, thuyền trưởng tàu SUNRISE 689 không xác định được chính xác tọa độ tàu ở đâu vì máy móc trên tàu đã bị phá hủy hoàn toàn.
Trước đó, tàu Sunrise 689 rời cảng Quảng Trị ngày 23/9 với lịch trình 12 ngày. Tàu rời cảng Singapore đêm ngày 2/10. Sau khi ra khỏi địa phận của Singapore, tàu bỗng nhiên mất tín hiệu. Khoảng 4 - 5h sáng ngày 3/10, các trạm hoa tiêu của Malaysia, Indonesia không bắt được tín hiệu của tàu.
Được biết, lương thực dự trữ trên tàu SUNRISE 689 chỉ đủ 20 ngày, đến hôm nay, tàu đã trải qua hơn 6 ngày lênh đênh trên biển.
Gương mặt thất thần của người thân các thuyền viên tàu Sunrise 689 |
Hầu hết gia đình các thuyền viên chờ đợi tin tức và theo dõi diễn biến qua các phương tiện thông tin đại chúng. Có mặt tại thôn Đền, xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, PV gặp chị Trần Thị Bích - vợ thuyền viên Phạm Đức Thành. Thuyền viên Thành và chị Bích lấy nhau từ năm 2012 và đã có 1 cháu trai 1,5 tuổi. Nhà Thành có 2 anh em trai. Chị Bích cho biết, sau khi nghe tin tàu Sunrise 689 mất liên lạc, mọi người bị sốc.
Mẹ chồng chị, bà Trịnh Thị Gái, 54 tuổi, mấy ngày nay cứ khóc ngất, cả đêm không ngủ. Chị Bích kể, khoảng gần 12 giờ đêm hôm 2/10, anh Thành có gọi điện về nhà thông báo chuẩn bị xuất phát từ Singapore về Việt Nam. “Đúng lịch trình là 3 ngày sau đã có sóng điện thoại ở Việt Nam, anh ấy sẽ gọi điện về, nhưng đã mấy hôm nay không có liên lạc, gia đình rất hoang mang”. Hôm 6/10, nghe Công ty gọi điện, chị đã linh tính có chuyện chẳng lành.
Từ Thái Bình, ông Trần Ngọc Minh - bố thuyền viên Trần Quang Vinh đã lặn lội lên Công ty CP đóng tàu thủy sản Hải Phòng để ngóng tin con. Ông Minh cho biết, phía Công ty đã thông báo, động viên chia sẻ cùng gia đình. Ông Minh mong Công ty phối hợp cùng các cơ quan chức năng tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu nạn để sớm tìm được tầu và các thuyền viên.
Mắt ngấn lệ, bà Nguyễn Thị Loan 72 tuổi, ở Đình Đông, Lê Chân, Hải Phòng - mẹ thuyền viên Nguyễn Duy Đông cho biết, Đông đi tàu Sunrise 689 từ năm 2012 và mới đi làm lại được 4 tháng nay. Đông làm máy 3. Nhà có hai chị em. Đông lấy vợ đã 5 năm nay nhưng chưa có con. Bà Loan chỉ biết tàu mất liên lạc khi Công ty gọi đến họp hôm 6/10. Hiện 3 mẹ con chỉ biết ngóng tin từ cơ quan chức năng.
Anh Bùi Văn Thức, 32 tuổi, ở Phương Lưu, Ngô Quyền, Hải Phòng là thuyền viên và đã từng bị cướp trên vùng biển này cho biết, eo biển Malacca gần đây tình trạng cướp biển rất nhiều do có địa hình lý tưởng. Tàu chở dầu nhỏ, công suất thấp là mục tiêu của chúng. Bọn cướp chủ yếu là người Indonesia. Chúng thường lấy hàng, tàu, sau đó sẽ thả thuyền viên. Thường các thuyền viên sẽ được thả trong vòng 20 ngày đến một tháng.“Bọn chúng rất giỏi về kỹ năng hàng hải và am hiểu các thiết bị điều khiển và đường đi lối lại trên tàu. Thậm chí chúng nắm rất rõ quy luật đi lại cũng như sinh hoạt của các thủy thủ trên tàu” – anh Thức kể.
DANH SÁCH CÁC THỦY THỦ TRÊN TÀU
1. Nguyễn Quyết Thắng (thuyền trưởng, sinh 1981, Hải Phòng)
2. Phạm Văn Hoàng (sinh 1984, Hải Phòng)
3. Lê Văn Trung (sinh 1984, Hải Dương)
4. Nguyễn Đức Huynh (sinh 1989, Thái Bình)
5. Lương Đại Thành (sinh 1962, Nam Định)
6. Trần Quang Vinh (sinh 1982, Thái Bình)
7. Nguyễn Duy Đông (sinh 1978, Hải Phòng)
8. Hoàng Thế Yên (sinh 1986, Thái Nguyên)
9. Trần Văn Lịch (sinh 1986, Nam Định)
10. Phạm Đức Thành (sinh 1988, Hải Phòng)
11. Vũ Xuân Sáng (sinh 1978, Hải Phòng)
12. Phạm Văn Công (sinh 1989, Nam Định)
13. Phạm Xuân Lộc (sinh 1993, Hải Phòng)
14. Đặng Văn Trường (sinh 1988, Hà Nam)
15. Nguyễn Cao Thành (sinh 1955, Hải Phòng)
16. Đỗ Minh Vương (sinh 1990, Thái Bình)
17. Trần Đình Phương (sinh 1972, Hải Phòng)
18. Vũ Văn Thư (sinh 1970, Hải Phòng).
Ông Đặng Anh Tuấn - PGĐ Chi cục đăng kiểm Việt Nam cho biết, tàu Sunrise 689 được đăng kiểm tại Hải Phòng có đủ các trang thiết bị đáp ứng hoạt động trong vùng biển quốc tế. Theo đó, Sunrise 689 là tàu chở dầu được đóng mới năm 2012 và được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải và vô tuyến điện và hệ thống cấp cứu, an toàn hàng hải toàn cầu. Do đó, tàu Sunrise 689 gặp sự cố, chìm đắm, chết máy,…vẫn có thể phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh. |
Quang Hưng - Duy Hữu (Tổng hợp)
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up