
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
TIN LIÊN QUAN | |
Khai mạc Phiên họp 21 Hội đồng Ủy hội sông Me Kong quốc tế | |
Thủy điện Sông Bung 2 sẽ phát điện trong năm 2016 | |
Kiểm tra các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ |
Xả nước lớn
Từ đầu tuần này, đợt lấy nước thứ nhất phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn xả của các hồ thủy điện miền Bắc là Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đã chính thức được bắt đầu.
![]() |
Năm 2015, EVN sẽ vẫn xả nước 3 đợt |
Năm 2015, EVN sẽ vẫn xả nước 3 đợt, tổng thời gian 25 ngày. Theo tính toán, với lượng nước xả bình quân 2.300 m3/giây, tổng lượng nước xả của cả 3 đợt sẽ là xấp xỉ 6 tỷ m3. Đây cũng là lượng nước xả nhiều nhất kể từ khi việc xả nước các hồ thủy điện để phục vụ nông nghiệp được thực hiện từ năm 2008.
Sau khi xả nước, hồ Hòa Bình giảm 11,34 m, hồ Tuyên Quảng giảm 14,35 m, hồ Thác Bà giảm 3,65 m.
Do 3 đợt xả nước đều trùng vào những đợt triều thấp, thậm chí đợt xả nước thứ 3 lại cận ngày nghỉ Tết Âm lịch, nên việc đôn đốc nông dân lấy nước phục vụ nông nghiệp của chính mình, để không lãng phí nguồn nước được xả ra phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền các địa phương của 12 tỉnh đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng lấy nước.
Tại Vĩnh Phúc, câu chuyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Vĩnh Phúc cho là “không thể làm trong ngày 1, ngày 2” rồi đến hẹn lại được mang ra cò kè với EVN để yêu cầu thêm thời gian và lượng nước xả trong 5 năm xả nước trở lại đây.
Có địa thế của vùng bán sơn địa, việc muốn lấy đủ nước phục vụ cho nông nghiệp ở các khu vực vùng cao luôn khiến Vĩnh Phúc rơi vào tình trạng “trên đủ nước thì dưới ngập úng”. Đáng nói, các khu vực có nguy cơ ngập úng này lại là những diện tích trồng cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao, nên người dân luôn có tâm lý thu hoạch chậm nhất có thể.
Bởi vậy, trong khi Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc cam kết chủ động lấy tối đa nước trong đợt 1 và đợt 2 xả nước, còn đợt 3 là dự phòng, thì Công ty thủy nông Liễu Sơn, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bơm tưới lại cho rằng, lấy nước chủ yếu vào đợt 2 và 3, còn đợt 1 thì hầu như không lấy được mấy.
Cũng bởi đất cao, hút nước nhanh và tính chất mạ thân ngắn nên Vĩnh Phúc luôn gặp khó khăn trong việc đảm bảo nước để phục vụ tưới dưỡng trong quá trình sau khi cấy khi không thể lấy quá nhiều nước ngay 1 lúc vì sợ ngập úng mạ. Cộng thêm thực tế các hồ thủy lợi trên địa bàn Vĩnh Phúc không có đủ kinh phí duy tu, cải tạo hàng năm nên chuyện trữ nước phục vụ nông nghiệp giờ đã có tâm lý dựa hẳn vào nước thủy điện.
Để không lặp lại câu chuyện xả thêm nước hồ thủy điện trong 2 ngày phục vụ riêng Vĩnh Phúc đã diễn ra năm 2010, ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc khẳng định rõ, địa phương phải có trách nhiệm trong việc chuẩn bị nước để phục vụ tưới dưỡng và sẽ không có chuyện xả nước đợt 4 cho riêng Vĩnh phúc.
“Nếu xả nước thêm 1 đợt thứ 4 trong tháng 3 chỉ vì địa phương không tích cực trong 3 lần đầu, thì an ninh của hệ thống điện sẽ bị ảnh hưởng khi ngay sau thời điểm xả nước, miền Nam sẽ bước vào cao điểm mùa khô, phải truyền tải điện lớn từ Bắc vào Nam để đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh tại đây”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tại Bắc Ninh, dù gần với Hà Nội, nhưng lại nằm ở cuối nguồn nước, nên chuyện hệ thống bơm hút nước được xây dựng từ nhiều năm trước có họng hút nước ở độ cao 2,5 m đã được đưa ra để đề nghị ngành điện nâng mức xả các hồ thủy điện lên cao và dài ngày hơn. Khi mức nước ở sông Hồng đoạn qua Hà Nội đạt 2,58 m, chứ không phải 2,2 m như thỏa thuận của EVN với Bộ NN&PTNTđã thực hiện nhiều năm trước, trạm bơm đầu mối Trịnh Xá của Công ty thủy nông Bắc Đuống mới phát huy được cả 6 máy, thay vì 4 máy.
Năm 2014, để lấy tối đa nước phục vụ nông nghiệp, Công ty thủy nông Bắc Đuống phải trả tiền cho Công ty thủy nông khác của Hà Nội khi đơn vị bạn bơm nước (đã lấy sớm và dự trữ trước đó tại khu vực hồ thủy lợi phía Đông Anh) bổ sung qua cống Cổ Loa về kênh Long Tửu giúp trạm bơm Trịnh Xá phát huy được hoạt động.
Có nước lại lo điện
Để phục vụ các trạm bơm nước hoạt động 24/24 giờ trong suốt thời gian lấy nước của 3 đợt, EVN đã chỉ đạo các công ty điện lực địa phương liên quan ưu tiên cấp điện ổn định cho các đơn vị thủy nông thời gian này. Tuy nhiên, với thực tế không ít trạm bơm phục vụ lấy nước nhận điện trực tiếp từ các đơn vị dịch vụ điện, tức là không do EVN trực tiếp bán điện, nên chuyện mất điện khiến không bơm nước được trong cao điểm lấy nước vẫn có thể diễn ra.
Ông Nguyễn Gia Quyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn chia sẻ, đã kiến nghị với UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần việc tách đường bơm nước riêng biệt với cấp điện sinh hoạt để đảm bảo điện cho bơm nước, nhưng chưa có gì thay đổi. Công ty thủy nông Liễu Sơn có trên 200 trạm bơm, trong số đó không ít trạm đang mua điện từ các đơn vị dịch vụ công ích điện năng ngoài EVN. Các đường dây quá cũ, không được cải tạo và đầu tư thêm như hệ thống do EVN trực tiếp quản lý, nên lúc điện áp sụt giảm đành nhìn nước chảy vui mắt chứ không thể cắt điện sinh hoạt của dân để dồn cho bơm nước. Đáng nói là “giá điện mua của các đơn vị dịch vụ điện cao hơn giá mà EVN bán theo bảng quy định của nhà nước khoảng 20-25%”, ông Quyền cho biết.
Tuy nhiên do kinh phí thủy nông phải trông chờ ngân sách địa phương cấp, lại không dồi dào, nên khi thấy hòm hòm nước cho nông nghiệp, các công ty thủy nông nhanh chóng dừng bơm để tiết kiệm chi phí cũng diễn ra.
Thực tế này một lần nữa khiến nước hồ thủy điện vẫn trôi trong lãng phí.
Hoàng Nam
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025