-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Tháo chạy khỏi thị trường, nhà đầu tư đua lệnh bán giá thấp
Sắc đỏ phủ rộng trên ba sàn ngay thời điểm mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Đà giảm được chặn lại ở một vài thời điểm nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng, nhưng lại tiếp tục dò đáy mới sau đó. VN-Index tạm đóng cửa phiên sáng ở mức 1.291,4 điểm, giảm 55,75 điểm (-4,14%). HNX-Index thậm chí giảm 5,08% xuống còn 291 điểm. Chỉ số sàn UPCoM cũng giảm 4,09%.
Sàn chứng khoán Việt Nam đỏ lửa vì áp lực bán tháo |
Dòng tiền chảy mạnh theo đà bán tháo của thị trường. Chỉ riêng trên sàn HoSE, giá trị giao dịch phiên sáng đã đạt 19.209 tỷ đồng, chỉ thấp hơn khoảng 2.000 tỷ đồng so với kỷ lục thanh khoản sáng 1/6. Khác với thời điểm đó, hệ thống giao dịch của sàn HoSE hiện không còn gặp hạn chế về năng lực xử lý. Dù vẫn còn một số phản ánh của nhà đầu tư về các lỗi hiển thị tại hệ thống giao dịch tại riêng cục bộ một số công ty chứng khoán, giao dịch chung toàn thị trường không ghi nhận sự gián đoạn. Nếu thị trường không được “cầm máu”, đà bán tháo trên có thể đẩy thanh khoản thị trường xác lập kỷ lục giao dịch mới.
Trong cú rơi sáng nay, VN-Index đã có thời điểm xuống ngưỡng 1.275 điểm, giảm 72 điểm so với phiên cuối tuần trước, vượt qua mức giảm sáng 28/1 về giá trị tuyệt đối và xác lập kỷ lục giảm mới. Đồng thời, chỉ số sàn HoSE giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/5. Thành quả tăng điểm trong một tháng rưỡi trước đây “bốc hơi” sạch sau tuần giao dịch trước và phiên sáng nay.
Ở tuần trước, VN-Index là chỉ số chứng khoán giảm điểm nhiều nhất thế giới. Sáng nay, trái với diễn biến trên của sàn chứng khoán Việt Nam, sắc xanh phủ rộng trên đa số sàn chứng khoán châu Á. Chỉ một vài sàn chứng khoán diễn biến tiêu cực như sàn Malaysia, chỉ số Taiwan-50 hay chỉ số sàn HK Gem... nhưng cũng chỉ giảm nhiều nhất trên 1%. Không sàn chứng khoán nào đạt mức giảm tới 5,33% như VN-Index.
Làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và thậm chí diễn biến tiêu cực hơn tại một số quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Tại Việt Nam, theo các chuyên gia dịch tễ, nhiều ổ dịch đang âm ỉ, nguy cơ bùng phát trên diện rộng tại Bình Dương – thủ phủ khu công nghiệp của cả nước. Cập nhật đến trưa ngày 12/7, số ca nhiễm mới trong ngày đã đạt 1.774 trường hợp, nâng tổng ca nhiễm Covid-19 của Việt Nam lên con số 31.590.
Kết phiên giao dịch “đỏ lửa” sáng nay, sàn HoSE có 376 cổ phiếu giảm giá, gồm 51 mã chứng khoán giảm kịch biên độ, trong khi số mã tăng chỉ 16 cổ phiếu. Tương tự, trên sàn HNX, số mã chứng khoán giảm cũng áp đảo với 201 mã giảm/23 mã tăng so với giá tham chiếu.
VN30-Index giảm 4,08% (-61 điểm), vẫn thấp hơn mức giảm của chỉ số chung. Không riêng cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ thậm chí còn giảm sâu hơn. VNMID-Index giảm 4,43%; VNSML-Index giảm 4,6%.
Dòng cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng hay vật liệu xây dựng đã tăng mạnh thời gian trước thì nay cũng là nhóm bị điều chỉnh mạnh nhất. Trong nhóm ngân hàng, ngoài BAB giảm kịch biên độ, không ít cổ phiếu tiến sát mức giá sàn, giảm trên 6% như CTG, SHB, NVB…Nhóm ngân hàng cũng là yếu tố chính dìm HNX-Index rơi sâu, bên cạnh THD của ThaiHoldings, IDC (Idico)... Còn tại sàn HoSE, các cổ phiếu kéo VN-Index giảm nhiều nhất đều là các ông lớn vốn hóa: VHM, VIC, VCB, HPG, TCB…
Khối ngoại giải ngân hơn 300 tỷ đồng
Chung nhịp giao dịch sôi động của thị trường, khối ngoại cũng mạnh tay mua/bán cổ phiếu trong sáng nay. Trong đó, đã giải ngân 1.285 tỷ đồng và bán cổ phiếu thu về 973 tỷ đồng riêng trên HoSE, tương đương giá trị mua ròng 312 tỷ đồng. Trên cả ba sàn, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 320 tỷ đồng. Đà mua ròng trên tiếp nối xu hướng mua của hai tuần liền trước với giá trị giải ngân ròng lần lượt là 3.300 tỷ đồng (28/6-2/7) và 2.300 tỷ đồng (5/7-9/7).
Thống kê của MBS cho thấy dòng vốn thông qua kênh ETF tuần vừa qua đã huy động được thêm 43,49 triệu USD. Trong đó, chủ yếu tập trung ở quỹ Fubon là 38,56 triệu USD và quỹ VanEck ETF là 6,09 triệu USD. Kể từ đầu năm dòng tiền qua kênh ETF vào TTCK Việt Nam đạt 184,18 triệu USD tập trung vào quỹ Diamond ETF và Fubon ETF…
Bên bán hợp đồng phái sinh hưởng lợi từ xu hướng giảm của thị trường
Trạng thái của thị trường cơ sở tiếp tục thúc đẩy bên bán đẩy mạnh vị thế trên thị trường tương lai. Hợp đồng VN30F2107 đóng cửa phiên sáng giảm 52,2 điểm, mức giảm mạnh nhát trong 4 hợp đồng phái sinh hiện tại. Hợp đồng tương lai tháng 7 của chỉ số VN30 sẽ đáo hạn vào ngày 15/07. Theo thống kê của SSI Research, nhóm nhà đầu tư tổ chức đang duy trì vị thế bán ròng khoảng 900 tỷ đồng trên HOSE (từ 18/06 đến nay). Vì vậy, công ty chứng khoán này cho rằng trạng thái trên nhiều khả năng sẽ tạo ra động lực nâng đỡ cho VN30 trong kỳ đáo hạn.
Nhận định về giao dịch tuần này, nhiều công ty chứng khoán cũng đưa ra kịch bản giao dịch tuần tới khá tiêu cực sau tuần điều chỉnh liền trước. SSI cho rằng trong trường hợp VN Index phá vỡ vùng 1.335 điểm với thanh khoản lớn, có thể chỉ số sẽ tìm điểm cân bằng tại những vùng hỗ trợ tiếp theo nằm tại 1.300 – 1.320 điểm.
Chuyên gia phân tích từ chứng khoán MBS khuyến nghị các nhà đầu tư ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng hoặc thấp. Nếu chờ đợi giải ngân có thể xem xét các vùng hỗ trợ kỹ thuật tiềm năng trong các nhịp chỉnh mạnh xoay quanh vùng 1.275 – 1.300 để lựa chọn danh mục mua vào dần ưu tiên các lĩnh vực chọn lọc như ngân hàng (MBB, TCB), chứng khoán (SSI, MBS, BSI), bất động sản (VHM, DIG, NLG, HDG), thép (HPG, NKG, HSG); dầu khí (GAS, BSR, PVS)…
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả