
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo bày tỏ ăn năn, chủ động khắc phục hậu quả
-
Cựu lãnh đạo Công ty Trung Hậu 68 bị đề nghị 30 năm tù
-
Bà Trương Mỹ Lan xin tòa phúc thẩm xem xét lại một số nội dung
-
Đề nghị phạt Tổng giám đốc Công ty Thành An Hà Nội 15-16 năm tù
-
Trốn truy nã, “trùm” mua bán trái phép hóa đơn Nguyễn Đăng Thuyết gửi thư đến Tòa án -
Phạt 8 năm tù người làm giả mũ bảo hiểm Nón Sơn để bán kiếm lời
Sáng 19/7, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án sản xuất, buôn bán hàng triệu cuốn sách giáo khoa giả. Trong vụ án, cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng để “bỏ qua” vụ việc.
Đây là phiên tòa được mở lần thứ 3, sau các lần tạm hoãn trước đó vì một số nguyên nhân. Phiên tòa do Thẩm phán Mai Văn Quang làm Chủ tọa. Có hơn 30 luật sư đăng ký bào chữa cho 36 bị cáo. Riêng bị cáo Trần Hùng có 5 luật sư.
![]() |
Cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng tại tòa. |
Liên quan vụ án trên, bị cáo Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ công tác 403, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương bị đưa ra xét xử về tội “Nhận hối lộ” trong vụ sản xuất, buôn bán, tiêu thụ gần 9,5 triệu cuốn sách giả.
Bên cạnh đó, Lê Việt Phương, cựu Đội phó Đội Quản lý thị trường số 17 TP.Hà Nội cùng 2 thuộc cấp là Phạm Ngọc Hải và Thành Thị Đông Phương bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ngoài ra, Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) hầu tòa về tội “Môi giới hối lộ”. Còn Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát cùng 30 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội “Sản xuất, Buôn bán hàng giả”.
Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, thu giữ hơn 27.300 quyển sách giáo khoa do không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Bị cáo Thuận biết ông Hùng là người trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra, nên liên hệ đề nghị giúp đỡ để được xử lý nhẹ. Ông Hùng đồng ý với đề nghị của Thuận, nhưng yêu cầu bị cáo này phải chỉ ra một số cơ sở in lậu sách khác.
Sau đó, Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải để gặp Trần Hùng, ngỏ ý chi 400 triệu đồng. Sau lần trao đổi với Hải, Hùng đã hướng dẫn các bị cáo thay đổi lời khai về nguồn gốc, chuyển thành “sách do người khác mang đến ký gửi”.
![]() |
Phiên tòa được mở lại sau 2 lần tạm hoãn. |
Thêm vào đó, Trần Hùng gọi điện thoại chỉ đạo Lê Việt Phương tạo điều kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính.
Cáo buộc cũng chỉ rõ, táng 14/7/2020, Hải mang 300 triệu đồng của Thuận để trong túi nylon màu đen đến phòng làm việc của ông Hùng nhưng thấy tại đây có nhiều người nên cầm túi tiền ra về. Chiều hôm sau, Hải tiếp tục mang tiền trở lại phòng làm việc và đưa cho Trần Hùng.
Quá trình điều tra, Trần Hùng không thừa nhận cáo buộc nhận hối lộ. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng căn cứ lời khai của Hải cùng nhiều dữ liệu điện thoại và lời khai của những người khác, đủ cơ sở chứng minh ông Hùng đã nhận 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua Hải.
Ngoài ra, Thuận cũng khai nhiều lần đưa tổng số tiền 330 triệu đồng cho Phương và Đội Quản lý thị trường số 17, sau đó, Phương chia cho 2 cấp dưới tổng cộng 11 triệu đồng.

-
Đề nghị phạt Tổng giám đốc Công ty Thành An Hà Nội 15-16 năm tù -
Các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát xin giảm nhẹ hình phạt -
Trốn truy nã, “trùm” mua bán trái phép hóa đơn Nguyễn Đăng Thuyết gửi thư đến Tòa án -
Phạt 8 năm tù người làm giả mũ bảo hiểm Nón Sơn để bán kiếm lời -
Cảnh báo thủ đoạn giả mạo tuyển sinh du học nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản -
Vụ đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Huệ Vân xin trả lại một số tài sản cá nhân -
Sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm vụ án tại Tập đoàn FLC trong tháng 6
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu