Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Ông Trump khẳng định 'có quyền' ra lệnh công ty Mỹ rời Trung Quốc
Anh Thư (vietnamnet) - 25/08/2019 15:42
 
Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông “hoàn toàn có quyền” ra lệnh cho các công ty Mỹ dừng giao thương với Trung Quốc, bằng cách sử dụng thẩm quyền hành pháp theo một cách mới chưa từng được thực hiện dưới một đạo luật năm 1977.
Ông Trump khẳng định ông có quyền ra lệnh cho các công ty Mỹ rời Trung Quốc.
Ông Trump khẳng định ông có quyền ra lệnh cho các công ty Mỹ rời Trung Quốc.

Hôm 23/8, Trung Quốc thông báo áp dụng một loạt thuế mới đối với 75 tỉ USD hàng hoá Mỹ, một động thái làm căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại đang đè nặng lên hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để phản hồi, ông Trump đã viết trên Twitter cùng ngày sau đó: “Các công ty Mỹ vĩ đại của chúng ta qua đây được ra lệnh lập tức tìm kiếm các sự thay thế cho Trung Quốc, bao gồm cả việc đưa công ty của các bạn về nhà và sản xuất sản phẩm tại Mỹ”.

Khi đang rời khỏi Nhà Trắng để tới dự thượng đỉnh G7 tại Pháp, ông Trump nói với các phóng viên: “Tôi hoàn toàn có quyền làm việc đó, nhưng chúng ta hãy để xem thế nào”. Sau đó, ông giải thích trong một dòng tweet rằng ông đang nói đến Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) được thông qua năm 1977. Ông viết: “Cho những Nhà báo Tin giả không biết gì về luật pháp đối với quyền hạn của Tổng thống hay Trung Quốc… thử tra cứu Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 nhé. Hết chuyện!”.

Các bình luận mới nhất của ông Trump một lần nữa đã làm dấy lên các câu hỏi về việc thẩm quyền của Tổng thống có thể đạt đến mức độ nào dưới đạo luật IEEPA. Vào hồi tháng 5, ông Trump đã đe doạ áp thuế trừng phạt lên Mexico nếu nước này không dừng được làn sóng người nhập cư từ khu vực Nam Mỹ vào nước Mỹ. Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS), luật IEEPA chưa bao giờ được sử dụng để áp thuế, và ông Trump cuối cùng đã rút lại quyết định vào phút cuối.

Theo một phân tích của CRS, luật IEEPA trao cho ông Trump “thẩm quyền bao quát trong việc điều chỉnh nhiều loại giao dịch kinh tế khác nhau, sau khi có tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia”.

Các quyền hạn này của Tổng thống có thể để sử dụng nhằm mục đích “đương đầu với bất kỳ mối đe doạ bất thường và đặc biệt nguy hiểm nào đối với an ninh quốc gia, chính sách ngoại giao, hay nền kinh tế của Mỹ”.

Dưới đạo luật IEEPA, Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Quốc hội trước khi sử dụng thẩm quyền, và sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia phải gửi một bản báo cáo trình bày lý do đến Quốc hội.

Ông Stephen Vladeck, một giáo sư luật ở Đại học Texas và một nhà phân tích pháp lý của CNN cho biết những gì ông Trump muốn làm có thể thực sự nằm trong thẩm quyền mà Quốc Hội đã trao cho ông, mặc dù đó có thể hoàn toàn không phải mục đích của Quốc hội cho trao quyền cho Tổng thống.

“Ý tưởng đằng sau các loại thẩm quyền này là để Tổng thống có một vị trí tốt hơn Quốc hội trong việc đưa ra các quyết định kiểu này, nhất là trong các tình huống nhạy cảm về thời gian”, ông Vladeck cho biết. “Nên tôi nghĩ hành động của Tổng thống có thể hoàn toàn nằm trong những gì đạo luật đã viết ra. Tuy nhiên, tôi thực sự không nghĩ là kiểu hành động này của Tổng thống nằm trong những gì Quốc hội đã dự kiến khi họ quyết định thông qua đạo luật trao quyền hành cho ông ấy”.

Tuy nhiên, dưới đạo luật, Quốc hội cũng có thể huỷ bỏ một tuyên bố khẩn cấp bằng một nghị quyết chung.

Vàng tuột ngưỡng 42 triệu đồng/lượng sau quyết định hoãn thuế đột ngột của Donald Trump
Giá vàng quốc tế hôm qua (13/8) đã có thời điểm tăng nóng lên 1.530 USD/oz, cao nhất từ năm 2013 tới nay, nhưng cũng giảm mạnh tới 50 USD/oz ngay sau...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư