Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Ông Trương Văn Phước: Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ
Ngọc Quyết - 15/10/2015 12:48
 
Trong điều kiện không có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, kết quả xử lý nợ xấu đạt được đến nay cho thấy sự cố gắng của hệ thống các TCTD và các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Đến cuối tháng 8/2015 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 3,21% tổng dư nợ và ước mức dưới 3% vào cuối tháng 9/2015, sớm hơn mục tiêu dự kiến đến cuối năm 2015. Xung quanh vấn đề này phóng viên trao đổi với TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Ông đánh giá thế nào về quá trình  xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng?

Sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng nhanh, do tác động của khó khăn kinh tế ở trong nước và quốc tế, nợ xấu của các TCTD rất lớn và tăng nhanh, vì vậy, đòi hỏi phải xử lý để lành mạnh hóa tài chính, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế và bảo đảm an toàn hoạt động cho các TCTD.

Trong bối cảnh đó, năm 2013, việc NHNN xây dựng, trình Bộ Chính trị, Chính phủ Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” được đánh giá là kịp thời và mang tính quyết định trong việc giảm nhanh nợ xấu. Thực hiện 02 Đề án nêu trên, thời gian qua, có thể nói việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

.
 TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Các giải pháp xử lý nợ xấu đều được phát huy tích cực và hiệu quả, bao gồm cả tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ, tiết giảm chi phí, hạn chế chia cổ tức, lợi nhuận để tạo nguồn xử lý nợ xấu...Theo thông tin do NHNN công bố gần đây, từ năm 2012 đến hết tháng 8/2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tương đương khoảng 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012 đã được NHNN báo cáo với Bộ Chính trị và Chính phủ; tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2015 chỉ còn 3,21%, ước đạt tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3% đến ngày 30/9/2015.

Con số này cho thấy, một khối lượng nợ xấu của các TCTD đã được xử lý, chất lượng tín dụng được cải thiện. Kết quả xử lý nợ xấu nói trên đã góp phần quan trọng cải thiện thanh khoản, giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thưa ông, quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vậy nguyên nhân nào là chủ yếu?

Cùng với việc tập trung xử lý nợ xấu, thời gian qua, khung pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) cũng đã được tạo lập cơ bản và đồng bộ. Trước hết, khuôn khổ pháp lý về mua bán, xử lý nợ xấu thuộc phạm vi quản lý của NHNN được hoàn thiện như các văn bản quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của VAMC; quy định mới về mua, bán nợ của các TCTD; quy định về hoạt động xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của TCTD và VAMC.

Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành hệ thống chính sách, quy định an toàn hệ thống ngân hàng, nhất là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ, phù hợp hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, phản ánh chính xác hơn, minh bạch hơn, đánh giá đúng và đầy đủ chất lượng hoạt động, nợ xấu của các TCTD, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu gia tăng trong tương lai.

Có thể nói, các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, chủ yếu bằng các giải pháp chủ động của ngành Ngân hàng, không sử dụng tiền của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các quy định của pháp luật (liên quan đến quy định tại 6 bộ luật, luật và nhiều văn bản dưới luật), như quy định pháp luật còn thiếu, quy định không phù hợp với thực tiễn, quy định mâu thuẫn, chồng chéo nhau, các cơ quan, người có thẩm quyền hiểu và áp dụng pháp luật chưa thống nhất... đặc biệt là việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm, thi hành án còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc; thiếu cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ xử lý nợ xấu và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư vào xử lý nợ xấu.

Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, bảo đảm quyền chủ nợ hợp pháp của TCTD, nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của TCTD.

Nhìn lại cả tiến trình thực hiện đề án xử lý nợ xấu, có thể thấy thành công bước đầu đạt được có phần đóng góp không nhỏ của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)?

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới đều cho thấy sử dụng tiền mặt để xử lý nợ xấu là giải pháp nhanh nhất (dùng tiền từ ngân sách nhà nước hoặc vay nước ngoài). Tuy nhiên, với tâm lý xã hội không đồng thuận với quan điểm dùng NSNN để xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD cũng như thực tế NSNN hạn hẹp, nguồn lực không cho phép chúng ta làm điều đó.

Vì vậy, việc ra đời VAMC với cách thức hoạt động đặc thù là giải pháp sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Sau hơn 2 năm hoạt động, VAMC đã giúp TCTD xử lý một khối lượng lớn nợ xấu (VAMC đã mua được trên 200 nghìn tỷ đồng nợ xấu), giúp NHTM có thể tiếp tục cho khách hàng vay vốn, tiếp tục vượt qua khó khăn, phục hồi khả năng tài chính trong lúc chờ đợi nền kinh tế phục hồi để xử lý tài sản, thu hồi nợ.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, với điều kiện như hiện nay (khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu còn bất cập; chưa có thị trường mua bán nợ phát triển; sản xuất kinh doanh chưa có sự phục hồi mạnh mẽ…), VAMC chưa thể trở thành giải pháp tối ưu để có thể xử lý nợ xấu một cách triệt để, bởi VAMC không thể tịch thu tài sản thế chấp của người vay để bán với giá thấp mà không có sự đồng thuận của khách hàng.

Hơn nữa, việc hạ giá thấp giá trị tài sản thế chấp sẽ gây ảnh hưởng và tổn hại không chỉ đối với các TCTD, khách hàng vay mà còn tổn hại đến nền kinh tế trong bối cảnh cầu về bất động sản còn yếu, giá bất động sản thấp. Dù vậy, vẫn cần khẳng định rằng, trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, việc sử dụng VAMC làm công cụ xử lý nợ xấu trong thời gian qua là giải pháp thích hợp.

Sớm cán đích kiểm soát nợ xấu dưới 3%
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu về dưới 3% mà ngành ngân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư