
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Việt Nam làm gì để giảm tình trạng lệ thuộc | |
Doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng được khoan sức | |
300 doanh nghiệp dân doanh gặp Thủ tướng Chính phủ |
![]() | ||
Ông Vũ Tiến Lộc, Đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam |
Là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, VCCI muốn kiến nghị gì tại VBF giữa kỳ 2014?
Chúng tôi muốn gửi tới 3 kiến nghị lớn.
Một là Chính phủ cần có giải pháp để các hiệp định thương mại đang đàm phán, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là trong hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại với Trung Quốc.
Hai là, tiếp tục khắc phục các hậu quả các hiện tượng gây rối, phá hoại của các phần tử xấu, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, giữ vững niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
Ba là, tăng cường nội lực (phát triển công nghiệp hỗ trợ và xây dựng chuỗi giá trị…) và đa dạng hóa thị trường giảm sự lệ thuộc của một số ngành kinh tế của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Cuối cùng là các giải pháp thúc đẩy cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế.
Tại sao lại là những kiến nghị này, thưa ông?
Hiện tại, trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô đang được thiết lập trở lại, nền kinh tế bắt đầu quá trình phục hồi và theo chúng tôi, đất nước đang ở vào một giai đoạn hội tụ đủ các điều kiện để có thể tạo ra bước đột phá phát triển.
Các điều kiện này có thể thấy trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng đã nêu yêu cầu đột phá thể chế tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới; chương trình 2 năm thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước - một chương trình cổ phần hóa rộng lớn nhất từ trước tới nay, hay mới đây là Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị 11/CT-Ttg của Thủ tướng về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sau cuộc gặp của Thủ tướng với cộng đồng kinh doanh vào cuối tháng 4 vừa qua.
Cùng với đó, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng, TPP đang ở giai đoạn đàm phán nước rút và EVFTA dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm nay. Việc thực hiện các hiệp định này một mặt sẽ mở rộng cơ hội thị trường cho nền kinh tế, mặt khác đặt ra những áp lực đổi mới thể chế kinh tế theo hướng bình đẳng, minh bạch theo yêu cầu của luật chơi kinh tế toàn cầu.
Đặc biệt, việc Trung Quốc đặt dàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam được dự báo nếu không được ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn tới quan hệ kinh tế thương mại Việt – Trung trên tất cả các phương diện: tín dụng, đầu tư, thương mại… mà Trung Quốc đang là một đối tác quan trọng bậc nhất của nền kinh tế Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu Việt Nam phải có phương án đối phó, vừa phải duy trì ổn định quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc, vừa tránh lệ thuộc vào thị trường này, thông qua việc đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
Cộng đồng doanh nghiệp muốn nhìn thấy nỗ lực tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là hướng tới 2 mục tiêu tận dụng tốt nhất các cơ hội phát triển và bảo đảm sự tự chủ, không lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Liên quan đến việc khắc phục các hậu quả các hiện tượng gây rối, phá hoại của các phần tử xấu với một số doanh nghiệp FDI vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có kiến nghị cụ thể gì, thưa ông?
Theo chúng tôi, các giải pháp Chính phủ đưa ra là tương đối đồng bộ và kịp thời, tuy nhiên vẫn có vướng mắc trong quá trình thực hiện do vậy, cần phải cụ thể hóa và có sự phối hợp thực thi tốt hơn giữa các cơ quan chính quyền các cấp.
Chúng tôi đề nghị các địa phương thiết lập ngay cơ chế một cửa: một Ban Chỉ đạo thống nhất và một cơ quan đầu mối có khả năng giải thích, hướng dẫn và giải quyết tất cả các vấn đề trợ giúp các doanh nghiệp bị hại, đặc biệt quan tâm tới việc bảo đảm tiền lương và công ăn việc làm cho người lao động.
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương cần ban hành ngay văn bản cụ thể hóa việc triển khai các biện pháp trợ giúp trong đó nêu rõ: những vấn đề cần giải quyết, địa chỉ giải quyết, người chịu trách nhiệm và thời gian biểu giải quyết. Văn bản này cần công bố bằng cả ba thứ tiếng, tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung tới các nhà đầu tư, tránh tình trạng diễn dịch và hiểu khác nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Chính phủ đã nhanh chóng kiểm soát tình hình về mặt an ninh, chúng tôi hy vọng các cơ quan chính quyền cũng sẽ nhanh chóng triển khai các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn một cách có hiệu quả.
Kết quả thực hiện được hai vấn đề này chắc chắn sẽ phát đi tín hiệu tích cực củng cố niềm tin của các nhà đầu tư: Chính phủ Việt Nam có khả năng kiểm soát tình hình, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư.
Khánh An
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric -
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế