-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Hình ảnh 3D về biểu tượng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ảnh: REUTERS/TTXVN |
Giới quan sát nhận định Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC+) sẽ tuân theo kế hoạch sản lượng hiện thời hoặc thậm chí cắt giảm sản lượng sâu hơn tại cuộc họp ngày 4/12, giữa bối cảnh giá dầu giảm còn dầu Nga nhiều khả năng bị áp giá trần và chịu thêm các lệnh cấm vận.
Tại phiên họp cấp bộ trưởng gần nhất vào tháng 10, OPEC+ gồm 13 quốc gia do Saudi Arabia đứng đầu và 10 nước ngoài khối với Nga dẫn đầu đã đồng ý giảm sản lượng hai triệu thùng mỗi ngày từ tháng 11/2022. Đó là mức cắt giảm lớn nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 vào năm 2020.
Đáng chú ý, cuộc họp thông qua cầu truyền hình của OPEC+ được tổ chức trước khi Liên minh châu Âu (EU) thực thi lệnh cấm vận đối với dầu thô nhập khẩu bằng đường biển từ của Nga bắt đầu vào thứ Hai tuần tới (5/12).
Một nguồn tin Iran cho hay OPEC+ có thể bỏ phiếu kéo dài quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày trước đó, lập luận rằng thị trường "rất bất ổn" trước các lệnh trừng phạt sắp tới của châu Âu đối với dầu của Nga.
Nhà phân tích Stephen Brennock của công ty tư vấn đầu tư năng lượng PVM Energy nhận định nhiều khả năng OPEC+ sẽ tái khẳng định cam kết cắt giảm sản lượng gần nhất của họ, đồng thời không loại trừ khả năng khối này thậm chí sẽ công bố các đợt cắt giảm sản lượng mới để đẩy giá đi lên.
Ngoài những lo ngại về tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc và những biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt đi kèm đang ảnh hưởng tới nhu cầu năng lượng nước này, một ẩn số lớn khác đối với triển vọng thị trường năng lượng là tương lai của dầu Nga. Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi các quốc gia phương Tây đang tìm cách tách khỏi nguồn cung năng lượng của Nga càng nhanh càng tốt.
EU đã quyết định cấm các quốc gia thành viên mua dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga từ ngày 5/12. Theo ước tính của các nhà phân tích thuộc ngân hàng ANZ, lệnh cấm đó có thể gây rủi ro đối với 2 triệu thùng dầu/ngày.
Các nhà đầu tư cũng đang xem xét kỹ lưỡng mức giá trần 60 USD/thùng do EU đề xuất đối với dầu thô của Nga. Trước đó, EU đã nhất trí với Mỹ về việc cần phải hạn chế mức giá mà các khách hàng phương Tây phải trả cho dầu của Nga nhằm ngăn nước này hưởng lợi từ việc giá năng lượng tăng cao. Phía Nga đã lên tiếng cảnh báo hậu quả từ động thái đó sẽ rất khó lường.
Kể từ cuộc họp tháng 10 của OPEC+, giá dầu đã giảm mạnh xuống mức hồi đầu năm 2022 và cách khá xa mức đỉnh trên 130 USD/thùng ghi nhận vào tháng 3, sau khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine (U-crai-na).
Tính đến phiên 1/11, hai loại dầu tiêu chuẩn toàn cầu và Brent và WTI đều dao động quanh mức 85 USD/thùng.
-
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025