
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Công nhân công ty dầu Aramco làm việc tại nhà máy chế dầu Abqaiq của Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Hai nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 6/3 cho hay tổ chức này và các nước sản xuất dầu liên minh đã không đạt được sự nhất trí về việc cắt giảm thêm và mạnh hơn sản lượng "vàng đen."
Nga và một số nước sản xuất dầu liên minh với OPEC, còn gọi là OPEC+, đã không ủng hộ việc cắt giảm thêm sản lượng dầu với lý do là còn quá sớm để dự đoán về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nhu cầu dầu thế giới.
Giá dầu Brent đã giảm xấp xỉ 33% kể từ đầu năm 2020 đến nay, xuống còn 47 USD/thùng, khiến các nước phụ thuộc vào lĩnh vực dầu mỏ cũng như nhiều công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ cũng như các doanh nghiệp năng lượng khác rơi vào tình trạng khó khăn.
Trước đó, trong cuộc họp nội bộ, các nước thành viên OPEC ngày 5/3 đã nhất trí cắt giảm sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 2/2020 nhằm hỗ trợ giá dầu, nhưng với điều kiện Nga tham gia vào nỗ lực này, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng trên thế giới ảnh hướng xấu đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Triển vọng nhu cầu dầu mỏ đã bị ảnh hưởng do các biện pháp kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, khiến các nhà máy phải đóng cửa, người dân phải hạn chế đi lại cũng như làm chậm lại các hoạt động kinh doanh khác. Do đó, dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2020 đã được điều chỉnh giảm.
Nhu cầu dầu mỏ đã chịu ảnh hưởng nặng nề do sự bùng phát dịch COVID-19. Hồi đầu tháng 2/2020, OPEC đã đề xuất cắt giảm sản lượng 600.000 thùng/ngày do nhu cầu của Trung Quốc giảm sút vì dịch COVID-19.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mức cắt giảm trên vẫn chưa đủ do Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu lớn, vẫn đang chật vật đối phó với dịch COVID-19, trong khi dịch bệnh đang lây lan nhanh sang nhiều nước trên thế giới.

-
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort