-
Quảng Ninh: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp là trách nhiệm của chính quyền -
Nhập thép cuộn cán nóng tăng mạnh, 9 tháng đạt 8,8 triệu tấn -
Tập đoàn Khách sạn RAMID nghiên cứu dự án sân, resort và học viện golf tại Bình Định -
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu
Sau những ồn ào trong cuộc chiến giành quyền sở hữu chi phối giữa các cổ đông trong thời gian qua, ông có thể nói gì về cổ đông mới là PAN Group?
Các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tài chính đều giống nhau. Tuy nhiên trong hợp tác của Bibica với Lotte Confectionery Co.Ltd (Lotte) ở giai đoạn đầu đến nay có một số vấn đề không suôn sẻ, xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích.
Vấn đề ở đây là mục tiêu và lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp trùng nhau thì sẽ tồn tại lâu dài. Đối với cổ đông mới là PAN Group, với Chủ tịch là ông Nguyễn Duy Hưng, cũng là Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI, đang nắm 42,3% cổ phần và muốn phát triển Bibica trở thành một thương hiệu mạnh của Việt Nam nằm trong nhóm các công ty của mình. Đây cũng là lợi ích và mục tiêu của chúng tôi. Trong dài hạn, mối quan hệ có cùng lợi ích này sẽ tạo cơ hội cho Bibica trở thành một thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam
Ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc Bibica |
Cụ thể, PAN Food sẽ hỗ trợ gì?
Bibica nằm trong nhóm công ty thuộc PAN Food. Chúng tôi mạnh về hệ thống sản xuất, phân phối, kỹ thuật chuyên sâu về bánh kẹo. Về phía PAN, cụ thể có SSI rất am hiểu về tài chính, phát triển quy mô tài chính mà Bibica không có thế mạnh. Hoặc họ có nhiều kinh nghiệm, đánh giá cải tổ hệ thống quản lý giúp chúng tôi.
Hiện nay, mối quan hệ giữa 2 cổ đông Lotte và PAN Group như thế nào?
Hai cổ đông này đều có chung quyền lợi tại Bibica nhưng lại khác nhau về mục tiêu, nên họ phải ngồi lại với nhau để bàn về chiến lược phát triển sắp tới của Bibica.
Lotte muốn Bibica trở thành công ty chuyên vè ngành bánh kẹo, trong đó có hợp tác phát triển nhãn hiệu chuyên cho Lotte, như nhãn hiệu Lotte – Pie.
PAN Group thì muốn đưa Bibica phát triển mạnh hơn nữa bằng chính các thương hiệu của Bibica, chứ không phải của Lotte.
Vậy ông đang nhìn mối quan hệ này như thế nào?
Đối với Bibica tất cả các cổ đông đều như nhau. Nhưng mục tiêu của Lotte không có lợi cho Bibica, còn PAN Group thì chúng tôi muốn gắn bó dài hơn.
Tôi hài lòng với cổ đông mới này. PAN Group không hẳn là nhà đầu tư tài chính mà còn muốn tập hợp những nhà sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm nhằm hình thành vòng sản xuất khép kín kết nối với nhau. Nếu mỗi công ty tự đi sẽ không đủ lực. Đây không chỉ là cơ hội lớn cho Bibica mà còn là cơ hội cho Việt Nam giữ được những thương hiệu riêng của mình.
Hiện Việt Nam bị mất nhiều thương hiệu của người Việt. Do đó, tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là những nhà đầu tư xây dựng thương hiệu đó từ đầu còn tâm huyết với ngành hàng đó, và muốn giữ thương hiệu đó của Việt Nam hay họ muốn chuyển hóa thành kinh doanh thuần túy lợi nhuận.
Còn con đường đi nhanh nhất của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là mua một doanh nghiệp trong nước. M&A thực chất là mua bán sáp nhập, không phải chỉ có thuần hợp tác. Nếu xảy ra các thương vụ M&A giữa doanh nghiệp mạnh của nước ngoài với doanh nghiệp trong nước thì chủ sở hữu mới sẽ không còn là của Việt Nam. Đó không phải là điều xấu, nhưng có một thực tế là chúng ta mất đi thương hiệu của người Việt.
Ông muốn Bibica phát triển đến quy mô như thế nào?
Chúng tôi muốn Bibica là trở thành thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Với mục tiêu lớn như vậy mà Bibica chỉ có những cổ đông nhỏ lẻ thì không thể làm được mà cần một nhóm cùng đẩy nhau lên như PAN Group.
Kinh Đô đã bán mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International, vậy Bibica có cơ hội đi nhanh hơn đến vị thế mà ông mong muốn hay không?
Mondelēz là có thương hiệu mạnh về mọi thứ. Họ mua một thương hiệu để đi nhanh nhất so với đầu tư một thương hiệu mới từ đầu. Họ chọn giải pháp nhanh vì có tiền. Bibica không phải đối thủ của họ nhưng với lợi thế sân nhà thì chúng tôi cũng có cơ hội hơn. Thị hiếu người tiêu dùng, văn hóa trong kinh doanh giúp chúng tôi có thị trường. Còn họ có những chiến lược, sản phẩm, marketing toàn cầu nên chiến lược riêng cho văn hóa Việt Nam rất ít.
Vừa rồi Mondelēz Kinh Đô gặp một sự cố liên quan đến sản xuất bánh Trung thu. Bibica có nhân đây mở chiến dịch marketing để bứt phá hơn?
Đó không phải là cơ hội cho Bibica, vấn đề sự cố trong quản lý sản xuất thì doanh nghiệp nào cũng bị. Họ biết để hạn chế tối đa sự cố xảy ra mà thôi. Sự cố đó làm ảnh hưởng tới sản phẩm chung của Việt Nam. Một đơn vị lớn mà để bị tai tiếng về bánh Trung thu truyền thống thì ảnh hưởng cả sản phẩm khác của các doanh nghiệp Việt Nam. Người tiêu dùng đâu nghĩ đó chỉ là việc xảy ra ở Kinh Đô mà cả các thương hiệu khác cũng thế.
Chúng tôi coi sự cố này là bài học để rà soát lại vấn đề quản lý của mình trong thời gian tới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chính quyền và doanh nghiệp đồng lòng vì mục tiêu phát triển bền vững -
Tập đoàn Khách sạn RAMID nghiên cứu dự án sân, resort và học viện golf tại Bình Định -
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024