-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Cụ thể, theo Nikkei, nhà máy của Panasonic tại Bangkok sẽ ngừng sản xuất máy giặt vào tháng 9/2020 và tủ lạnh vào tháng 10/2020. Bản thân nhà máy này sẽ bị đóng cửa vào tháng 3/2021, một trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng sẽ bị đóng cửa.
Khoảng 800 nhân viên hiện đang làm việc tại nhà máy ở Bangkok này sẽ bị sa thải, tuy nhiên cũng sẽ được tuyển vào vị trí mới cũng trong cùng doanh nghiệp. Với động thái chuyển sản xuất sang Việt Nam, Panasonic sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nhà máy của Panasonic tại Việt Nam hiện tại là trung tâm sản xuất tủ lạnh và máy giặt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, công suất sản xuất của nhà máy hiện đã vượt ngưỡng cần thiết.
Nhà máy Panasonic tại Việt Nam. Ảnh: Panasonic |
Động thái này cũng phản ánh cho một giai đoạn mới trong ngành sản xuất khu vực Đông Nam Á. Từ thập niên 1970, các hãng sản xuất đồ điện tử Nhật chuyển sản xuất nội địa sang Singapore và Malaysia khi mà đồng yên tăng nhanh chóng bởi chính sách thả nổi tỷ giá lần đầu tiên được áp dụng và làm tổn hại đến sức cạnh tranh về giá của hàng Nhật. Sau đó, hoạt động sản xuất được chuyển sang những nước như Thái Lan bởi mức lương tại Singapore ngày một cao.
Giờ đây, doanh nghiệp đang tìm kiếm địa điểm rẻ hơn đồng thời cũng muốn tiếp cận sâu hơn nữa với những thị trường mà nhu cầu tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng tăng cao tại các nước đông dân cư ở Đông Nam Á như Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Panasonic đã sản xuất thiết bị gia dụng tại Thái Lan suốt từ năm 1979. Tổng sản lượng mà Panasonic sản xuất ra tại Đông Nam Á sau thay đổi mới nhất sẽ không giảm đi.
Hiện tại Panasonic đang tuyển dụng khoảng 8.000 người lao động tại Việt Nam. Không chỉ sản xuất những thiết bị lớn, nhà máy Panasonic tại địa phương còn sản xuất cả Tivi, điện thoại không dây, thiết bị thanh toán thẻ đầu cuối và thiết bị công nghiệp.
Panasonic hiện đang trong quá trình tái cơ cấu với mục tiêu giảm chi phí giảm 100 tỷ yên tức khoảng 930 triệu USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2022. Panasonic cũng đang cân nhắc tiếp tục điều chỉnh hoạt động sản xuất thiết bị. Trong năm ngoái, hãng Sharp cũng tăng năng lực sản xuất máy giặt và tủ lạnh tại Indonesia thêm lần lượt 30% và 20%.
-
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024 -
DNP thu lời gần 700 tỷ đồng từ M&A hai nhà máy nước -
Gần 15 triệu tấn thép ngoại đổ bộ, Việt Nam tiêu tốn hơn chục tỷ USD
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"