-
Galaxy Z Flip FE: Điện thoại gập giá rẻ của Samsung dự kiến ra mắt năm 2025 -
"Cơn mưa" bằng khen cuối năm 2024 dành cho Viettel Global -
Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 151 tỷ USD -
Xác thực sinh trắc học tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
Đề xuất dự án trung tâm dữ liệu 200 triệu USD tại Quảng Trị -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông
Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Công nghệ thông tin của Công ty Điện lực Bắc Ninh (PC Bắc Ninh) cho biết, công nghệ thông tin đã được áp dụng triệt để trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và vận hành lưới điện tại doanh nghiệp.
Cụ thể, PC Bắc Ninh đã triển khai các phần mềm quản lý khách hàng, tính toán và phát hành hóa đơn tiền điện (CMIS), phần mềm chăm sóc khách hàng (CRM), chấm nợ online… Công nghệ mới cũng được áp dụng trong công tác đo đếm điện năng thông qua việc áp dụng công nghệ đo xa, đọc chỉ số công tơ đo đếm tự động qua sóng vô tuyến, công nghệ đọc chỉ số công tơ bằng camera kết hợp máy tính bảng.
Phòng điều khiển không người trực tại Trạm biến áp Quế Võ |
Trong công tác quản lý kỹ thuật và an toàn, Công ty đã áp dụng hiệu quả phần mềm quản lý kỹ thuật (PMIS), tính toán tổn thất, quản lý các thiết bị điện trên lưới, quản lý các đội công tác.
Là 1 trong 8 công ty được thành lập Trung tâm Điều khiển xa và áp dụng các công nghệ điều khiển xa đầu tiên của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Trung tâm Điều khiển xa của PC Bắc Ninh được xây dựng xong và đưa vào vận hành từ tháng 4/2017 với quy mô ban đầu là 16 trạm biến áp 110 kV kết nối hệ thống điều khiển SCADA về Trung tâm để thao tác xa có người giám sát tại chỗ.
Trung tâm điều khiển xa của PC Bắc Ninh |
Cũng sau khi đưa Trung tâm này vào vận hành, PC Bắc Ninh đã được đầu tư cải tạo các trạm biến áp 110 kV để đáp ứng tiêu chí không người trực và kết nối SCADA đến tất cả các recloser trên lưới điện trung áp về Trung tâm điều khiển xa. Hiện PC Bắc Ninh đã kết nối điều khiển xa 24/24 TBA 110 Kv, 191/196 Recloser, 40/40 LBS, 6/8 RMU; các trạm 110 Kv và các thiết bị được kết nối điều khiển xa trên lưới bằng cáp quang bảo đảm truyền dẫn 1+1, tức là luôn sẵn sàng 2 hướng kết nối về Trung tâm điều khiển từ xa để có dự phòng trong các tình huống bất ngờ.
Nhờ vậy đã nâng cao chất lượng công tác vận hành lưới điện, nâng cao độ ổn định cung cấp điện, giảm thiểu thời gian mất điện, phân tích nhanh sự cố, truy xuất bản ghi sự cố và thao tác đóng/cắt từ xa. Điều này giúp giảm thiểu được thời gian phát hiện mất điện, nhân lực thao tác trong quá trình xử lý sự cố và thời gian mất điện của khách hàng.
Việc duy trì được điện áp vận hành tối ưu tại đầu nguồn các trạm biến áp 110 kV và có những cảnh báo điện áp thấp, điện áp cao đã khiến PC Bắc Ninh luôn chủ động trong việc điều chỉnh điện áp đầu nguồn trong dải vận hành tối ưu, qua đó giảm tổn thất điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, mức độ hài lòng của khách hàng sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Điều khiển xa của PC Bắc Ninh cho hay, trước kia, với chế độ trực 3 ca 5 kíp, mỗi trạm biến áp truyền thống đòi hỏi phải có ít nhất 10 nhân viên vận hành thay phiên nhau trực. Nhưng từ khi đưa Trung tâm điều khiển xa vào vận hành và chuyển các trạm biến áp sang mô hình vận hành không người trực, các điều độ viên tại Phòng Điều độ - Trung tâm điều khiển xa sẽ trực tiếp quản lý, giám sát và điều khiển thiết bị tại các trạm biến áp này. Như vậy, tại các trạm sẽ không còn nhân viên vận hành trực tiếp, lực lượng này sẽ được công ty sử dụng, bố trí vào các công tác khác.
Cũng để nâng phát huy hiệu quả khi đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển xa từ năm 2017, trong giai đoạn 2018 - 2020, PC Bắc Ninh đã nghiên cứu triển khai sáng kiến “Xây dựng phần mềm Quản trị công tác cập nhật mất điện lên chương trình OMS”; đề tài khoa học công nghệ “Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động của lưới điện trung và hạ áp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, “Nghiên cứu ứng dụng Phần mềm mô phỏng tính toán và phân tích lưới điện vào quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh”, “Xây dựng hệ thống quản trị tình hình mất điện thời gian thực và quản trị kết hợp cắt điện theo cây lưới điện trên phần mềm OMSEVN” trong hoạt động sản xuất, mang lại lợi ích về kinh tế cho đơn vị, góp phần thay đổi về “chất” công tác vận hành lưới điện tỉnh Bắc Ninh.
Đỡ tốn sức nhờ Flycam
Việc ứng dụng Flycam trong công tác kiểm tra lưới điện trung áp và cao áp tại PC Bắc Ninh đã mang lại hiệu quả rõ rệt khi sớm phát hiện khiếm khuyết mà lại xử lý nhanh sự cố lưới điện, đồng thời giảm bớt sức lao động của người lao động.
dùng flycam kiểm tra chất lượng đường dây truyền tải |
Trên thực tế, khi dùng flycam, việc kiểm tra lưới điện phát hiện các khiếm khuyết như tổn thương dây đỉnh sứ; dây buộc cổ sứ bị đứt và bị tổn thương không đảm bảo vận hành, nứt, vỡ các tán sứ trên đỉnh sứ cách điện, hay tụt lèo tại các vị trí đỉnh sứ không chỉ chính xác mà còn trực quan, rõ nét so với sức người. Đồng thời, do chỉ đứng tại một vị trí để điều kiển thiết bị bay Flycam nên người công nhân không phải đi vào các cung đường khó đi lại như đồi núi, sông hồ, ruộng canh tác để vào tận vị trí cột, tránh được các nguy cơ đối diện các loài côn trùng bò sát (rắn, ong...) và mất sức khi di chuyển.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, công nhân Tổ Trung thế Điện lực Quế Võ (PC Bắc Ninh) chia sẻ, việc sử dụng bay flycam để kiểm tra các điểm nối, điểm tiếp xúc trên cột điện, sứ… được thực hiện định kỳ 1 tháng bay 1 đường dây dài khoảng 8 km, nhằm phát hiện sớm nguy cơ xảy ra sự cố trên đường dây đã mang lại hiệu quả rất tốt. Nếu như trước đây, mỗi khi cắt điện, phải phân công người để kiểm tra từng cột một, mất công sức rất nhiều, thì khi dùng Flycam, công nhân vận hành có thể kiểm tra trước những điểm có nguy cơ xảy ra sự cố để chỉ điểm, cắt điện và xử lý luôn. Điều này giúp nâng cao năng lực điều hành lưới điện; góp phần tăng sản lượng (do giảm thời gian mất điện) và giảm tổn thất điện năng trên lưới điện.
-
"Cơn mưa" bằng khen cuối năm 2024 dành cho Viettel Global -
iPhone 17: Nâng cấp đột phá với màn hình tần số quét cao -
Samsung Galaxy S25 lộ diện trước thềm ra mắt -
Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 151 tỷ USD -
Xác thực sinh trắc học tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
AI - Xu hướng chủ đạo trên thế giới -
Đề xuất dự án trung tâm dữ liệu 200 triệu USD tại Quảng Trị
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững