
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
EVNNPC hiện chiếm 37% thị phần khách hàng phân phối trên toàn quốc. |
Covid-19 không cản được quyết tâm
Buổi họp trực tuyến giữa Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings (có trụ sở tại New York và London), Ngân hàng Thế giới (WB) cùng nhóm tư vấn Mizuho với EVNNPC diễn ra tuần qua đã cho thấy quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã được đặt ra tại doanh nghiệp này.
Là tổng công ty điện lực lớn nhất Việt Nam và có lịch sử lâu đời nhất trong 5 tổng công ty điện lực, EVNNPC được thành lập trước cả khi thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Vùng quản lý của EVNNPC bao gồm nhiều khu vực quan trọng của Việt Nam và hiện có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện nhanh nhất.
Quản lý 27 tỉnh/thành phố miền Bắc, với lượng khách hàng tới trên 10 triệu hộ, lớn nhất trong số 5 tổng công ty phân phối điện, EVNNPC chiếm khoảng 37% thị phần khách hàng phân phối của toàn quốc. Đáng nói là, tỷ trọng của khách hàng công nghiệp chiếm tới 60% doanh thu năm tài chính 2019 của EVNNPC.
Tại cuộc họp trực tuyến, EVNNPC đã báo cáo quát toàn cảnh về ngành điện cũng như vị trí của Tổng công ty trong ngành điện Việt Nam, các thế mạnh nổi bật của EVNNPC như thị trường, giá điện, tài chính, đội ngũ quản lý, mối liên hệ chặt chẽ và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ cũng như từ EVN; tổng quan về mạng lưới phân phối, chất lượng và hiệu quả hoạt động, bảo trì và các giải pháp kỹ thuật; tổng quan về tài sản cũng như tình hình tài chính của Tổng công ty. Đồng thời, Ban lãnh đạo EVNNPC cũng đã trả lời rất nhiều câu hỏi được Fitch Ratings đặt ra nhằm phân tích về chiến lược phát triển của mình, những thách thức của ngành điện, tình hình phát triển thị trường điện, vai trò của EVNNPC trong chính sách năng lượng.
Theo bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng giám đốc EVNNPC, doanh nghiệp đã ứng phó tốt với ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng điện tiêu thụ của EVNNPC đã tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
“Chúng tôi cũng có tỷ lệ thu tiền điện từ khách hàng ở mức xuất sắc, với 100% trong vài năm qua. EVNNPC cũng đang nỗ lực để nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ kinh doanh điện với mức tổn thất điện năng đã giảm đáng kể, xuống 4,99% năm 2019, so với mức 7,39% hồi năm 2014. Với mức giảm trung bình 0,5%/năm, mức cải thiện tổn thất điện năng của EVNNPC được xem là tốt nhất trong 5 tổng công ty phân phối. Ngoài ra, được hỗ trợ bởi mô hình kinh doanh vững chắc, bảng cân đối kế toán của EVNNPC rất lành mạnh, khi duy trì hệ số nợ/EBITDA ở mức khoảng 3,5 lần kể từ năm 2017”, bà Ánh nói.
Tự hoàn thiện để đi nhanh và xa hơn
Năm 2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của Việt Nam được Fitch Ratings xếp hạng nhà phát hành nợ ở mức BB, với “Viễn cảnh ổn định” về vay nợ dài hạn bằng ngoại tệ. Tiếp đó, vào tháng 9/2020, Fitch Ratings đã xếp hạng tín nhiệm của EVN ở mức BB với triển vọng tích cực.
Mức xếp hạng tín nhiệm trên là một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế đối với EVN và giúp Tập đoàn có cơ sở vững chắc hơn để huy động vốn đầu tư cho các dự án điện.
Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN, với kế hoạch từ nay đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư của EVN khoảng 90 tỷ USD, nên việc thu xếp vốn nước ngoài là tất yếu. Hiện Fitch Ratings, WB và nhóm tư vấn Mizuho đã tiến hành đánh giá tín nhiệm quốc tế cho EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
Bởi vậy, với EVNNPC - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối, với nhiệm vụ quản lý lưới rộng lớn và nhu cầu đầu tư hàng năm nhiều, thì việc đánh giá tín nhiệm và xếp hạng rất quan trọng để có thể sớm thu xếp vốn nước ngoài.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh cho hay, song hành với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn và đáng tin cậy, EVNNPC còn hướng tới mục tiêu tự chủ hoàn toàn trong việc huy động vốn. Xếp hạng BB của công ty mẹ EVN và một số tổng công ty về cơ bản đã nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư và ngân hàng về các công ty chủ chốt trong EVN. Bởi vậy, việc EVNNPC tiếp tục công việc mà công ty mẹ - EVN đã khởi xướng từ vài năm trước cũng là nhằm tiếp tục thúc đẩy tính minh bạch, tăng cường năng lực quản trị và giúp có thêm nhiều nhà đầu tư biết tới EVNNPC.
Ban lãnh đạo EVNNPC cũng hy vọng, việc đạt được xếp hạng tín nhiệm quốc tế là bước quan trọng để doanh nghiệp hướng tới tự chủ hoàn toàn trong huy động vốn để tài trợ cho các dự án trong tương lai, giúp Tổng công ty tối ưu hóa cấu trúc vốn để phù hợp với bản chất của tài sản khi có thể tham gia phát hành trái phiếu dài hạn so với các khoản nợ hiện tại được huy động từ các ngân hàng có thời hạn ngắn hơn.
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort