Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 01 năm 2025,
PepsiCo sang tay loạt thương hiệu đồ uống có đường tại thị trường Mỹ cho Pai Partners với giá 3,3 tỷ USD
T.T - 04/08/2021 12:21
 
PepsiCo Inc ngày 3/8 cho biết đã bán Tropicana và các thương hiệu nước trái cây khác ở thị trường Bắc Mỹ với giá 3,3 tỷ USD cho công ty đầu tư tư nhân Pai Partners của Pháp.
PepsiCo đã mua nhà sản xuất nước ép cam Tropicana vào năm 1998 với giá khoảng 3,3 tỷ USD. Ảnh: Reuters\TTXVN
PepsiCo đã mua nhà sản xuất nước ép cam Tropicana vào năm 1998 với giá khoảng 3,3 tỷ USD. Ảnh: Reuters\TTXVN

Thương vụ được công bố khi Pepsi đang đơn giản hóa phạm vi sản phẩm của mình và rời khỏi nhóm đồ uống có hàm lượng đường cao.

Theo thỏa thuận với Pai Partners, PepsiCo sẽ giữ 39% cổ phần trong liên doanh mới và có quyền phân phối độc quyền các thương hiệu này tại thị trường Mỹ.

Giám đốc điều hành (CEO) Ramon Laguarta cho biết thương vụ này sẽ giúp PepsiCo phát triển và mở rộng danh mục đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe và đồ uống không calo, giữa lúc họ tập trung vào các thương hiệu có lợi nhuận lớn hơn.

Doanh thu từ mảng kinh doanh nước trái cây của PepsiCo vào khoảng 3 tỷ USD trong năm 2020, với tỷ suất lợi nhuận hoạt động dưới mức trung bình của tập đoàn. PepsiCo đã mua nhà sản xuất nước ép cam Tropicana vào năm 1998 với giá khoảng 3,3 tỷ USD, sau đó là Naked Juice với giá 150 triệu USD.

Thỏa thuận này là một trong nhiều khoản đầu tư vào mảng thực phẩm - đồ uống Pai Partners đã thực hiện trong vài năm qua. Năm 2019, Nestle SA đã bán mảng kinh doanh kem tại Mỹ, bao gồm các thương hiệu như Häagen-Dazs, với giá 4 tỷ USD cho một liên danh được hỗ trợ bởi Pai Partners.

Đối thủ của PepsiCo là Coca-Cola Co cũng đã thu hẹp dòng sản phẩm của mình trong năm qua. Họ đã ngừng sản xuất thương hiệu đồ uống TaB và Coca-cola Energy tại thị trường Mỹ, đồng thời bán đi thương hiệu nước dừa ZICO.

Nhà phân tích thị trường thực phẩm và đồ uống của ngân hàng Rabobank, có trụ sở tại Utrecht (Hà Lan), ông Stephen Rannekleiv cho hay các công ty đã nhận thấy sự khó khăn trong việc quảng bá một loạt thương hiệu cùng cạnh tranh cho một phân khúc. Trong khi đó, những công ty này cũng đang tìm cách ra mắt các sản phẩm mới do họ tự phát triển.

Đánh thuế đồ uống có đường: "Liều thuốc đắng" tốt cho sức khỏe
Cuộc vận động đánh thuế đồ uống có đường đang lan tỏa khắp Đông Nam Á trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước các căn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư