
-
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
![]() |
Cán bộ của Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đang thực hiện kiểm tra áp lực nước. Ảnh: Dũng Minh |
Trao đổi với doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Diễn đàn Ngành nước Đức - Việt Nam TP. Hà Nội, (do UBND TP. Hà Nội, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và Hội Hợp tác ngành nước Đức phối hợp tổ chức), ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố là công tác phát triển hạ tầng, kỹ thuật, trong đó, hệ thống cấp nước sạch, thu gom xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nhiệm vụ trọng tâm.
Theo ông Hùng, nhu cầu sử dụng nước sạch ở Thủ đô hiện nay là rất lớn. Tổng công suất nguồn tập trung của Thành phố đã đạt trên 1.200.000 m3/ngày đêm (trong đó, nguồn nước ngầm là trên 600.000 m3 và nước mặt là khoảng 600.000 m3), đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân khu vực đô thị với tỷ lệ cấp nước là 100%, chỉ tiêu 120 -150 lít/người/ngày.
"Hiện tại, ngay trong khu vực nội thành cũng mới chỉ đáp ứng được gần 100% nhu cầu sử dụng, trong khi chất lượng và áp lực nước chưa đảm bảo. Còn tại các huyện ngoại thành, nhu cầu cũng rất lớn và hiện mới đáp ứng được khoảng 55%. Trong khi đó, mục tiêu về nước sạch của Thành phố đến năm 2020 là phấn đấu tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch là 100%, yêu cầu về đầu tư cho ngành nước của Thủ đô là rất lớn", ông Hùng nói.
Tham dự Diễn đàn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức tại Việt Nam, ông Christian Berger cho biết, sau 3 năm tới Việt Nam và trở thành một công dân Hà Nội, ông luôn kỳ vọng vào hình ảnh một Thủ đô phát triển, xanh sạch đẹp.
“Trước đây, nước Đức cũng từng trải qua giai đoạn ô nhiễm nặng nề, nhiều dòng sông bị tàn phá bởi nước thải. CHLB Đức có kinh nghiệm trong việc cung cấp nước sạch, xử lý nước thải với 99,8% các hộ gia đình đã được kết nối với hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, người dân Đức được cung cấp nước sạch và có thể uống trực tiếp tại vòi”, ông Christian Berger nói.
Theo ông Berger, CHLB Đức đang có hơn 8.000 cơ sở sản xuất và xử lý nước thải công và hàng trăm công ty có hoạt động chuyên môn sâu về bí quyết xử lý nước thải và sẵn sàng hỗ trợ các đối tác trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực cấp thoát nước của Việt Nam.
“Tuy nhiên, đối với ngành nước, để có thể hoạt động hiệu quả cần phải có những chính sách nước đáp ứng nhu cầu đầu vào; tính phí kinh tế, bồi đắp, bồi hoàn môi trường ô nhiễm do nước thải”, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam nhấn mạnh.

-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan -
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort