-
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023
TIN LIÊN QUAN | |
Vay vốn còn được thưởng tiền | |
Phát triển dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng | |
Techcombank ra gói sản phẩm cho DN ngành Nhựa | |
50 triệu Euro phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam |
Nối tiếp những thành công đã đạt được trong giai đoạn 1 (2009 – 2013), Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) do Bộ Ngoại giao Phần Lan phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đã khởi động thực hiện giai đoạn 2 tại Việt Nam.
Giai đoạn 2 IPP sẽ được bắt đầu từ nay cho đến tháng 2/2018. Chương trình sẽ tiếp cận với các đối tác hàng đầu về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng như quốc tế để tìm các giải pháp thích hợp hỗ trợ Việt Nam đạt được những mục tiêu kinh tế đến năm 2020, phấn đấu xuất khẩu được ra thị trường thế giới những sản phẩm mang dấu ấn đổi mới sáng tạo.
Khoản tài trợ 11 triệu Euro giúp DN Việt Nam đổi mới nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh đến tháng 2/2018 |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh, đại diện cơ quan chủ quản Việt Nam của chương trình cho biết: IPP sẽ cung cấp tài trợ cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đối với các dự án như trình diễn khoa học tại nơi công cộng, các Viện nghiên cứu và các nhà khoa học tham gia hỗ trợ các dự án này.
Theo đó, trong năm 2015, lần đầu tiên IPP sẽ tổ chức đào tạo Nghiên cứu sinh đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Ông Lauri Laakso, Cố vấn trưởng IPP cho rằng, ngoài việc tài trợ cho các dự án đổi mới sáng tạo cho của các doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức hoạt động theo hướng đổi mới sáng tạo, IPP còn có những chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam.
IPP là Chương trình hợp tác Hỗ trợ phát triển Chính thức (ODA) của Chính phủ Việt Nam và Phần Lan, cơ quan chủ quản của Chương trình là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Phần Lan.
Trước đó, giai đoạn 1 của chương trình được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2013 với ngân sách hoạt động trên 7 triệu Euro.
Giai đoạn 2 của chương trình sẽ được thực hiện với kinh phí dự kiến 11 triệu Euro. Trong đó, IPP hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và tổ chức đào tạo tri thức như các trường đại học và viện nghiên cứu nhằm tăng cường các hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Công cụ thực hiện bao gồm xây dựng chiến lược, tăng cường năng lực và khả năng, môi giới tri thức, xúc tiến và tài trợ việc sử dụng chuyên gia và xây dựng quan hệ đối tác.
Làm việc thông qua mô hình đổi mới mở, IPP đã khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo với kiến thức và kinh nghiệm từ các đối tác từ Phần Lan và trong nước. Chương trình đã liên kết các cơ quan Nhà nước, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp với nhau, tạo ra một môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Thế Hải
-
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh