-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
![]() |
Bộ chỉ số CSI 2020 với 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực: Chỉ số kết quả phát triển bền vững, chỉ số quản trị, chỉ số môi trường và chỉ số lao động |
Năm 2020, VCCI tiếp tục phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức "Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2020".
Phát biểu tại Lễ phát động chương trình, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD) chia sẻ: “Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam không dừng lại ở một cuộc thi để chấm điểm và trao giải, mà qua đó, VBCSD-VCCI mong muốn có thể thay đổi tư duy và cách thức kinh doanh “vì lợi nhuận trước mắt” bằng tư duy: kinh doanh nhân văn, lợi ích kinh tế hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong dài hạn".
Ông Lộc cho rằng, Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) không chỉ dừng lại ở 127 chỉ số, mà đó chính là công cụ quản trị doanh nghiệp khoa học, hiệu quả, được xây dựng dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Bộ chỉ số cũng sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được rất nhiều câu hỏi, doanh nghiệp phát triển bền vững là gì? Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững cần làm gì?
Theo ông Lộc, năm 2020, đại dịch Covid-19 đã hé hộ những lỗ hổng trong hoạt động quản trị và vận hành kinh tế, qua đó cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của phát triển bền vững. Trước bối cảnh đó, Chương trình và Bộ chỉ số CSI thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Càng nhiều doanh nghiệp áp dụng Bộ chỉ số CSI thì hoạt động quản trị doanh nghiệp càng trở nên chuyên nghiệp, bài bản hơn, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chọi và phục hồi trong mọi kịch bản.
Ông Lộc khuyến khích các doanh nghiệp đưa Bộ chỉ số CSI vào trọng tâm chiến lược quản trị của doanh nghiệp; áp dụng Bộ chỉ số CSI để lập báo cáo phát triển bền vững; thường xuyên tham chiếu Bộ chỉ số, kịp thời phát hiện những điểm yếu, thiếu sót trong quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh để cải thiện, khắc phục, đồng thời nắm bắt những cơ hội tiềm năng để đầu tư và “đi tắt đón đầu”.
Năm nay, Bộ chỉ số CSI đã được VBCSD-VCCI cùng các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các hiệp định thương mại tự do quan trọng (FTA) mà Việt Nam đã ký kết gần đây cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào Bộ chỉ số CSI 2020.
Chương trình sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực trên toàn quốc, thông qua hình thức nộp hồ sơ bản cứng hoặc khai trực tuyến và không thu bất kỳ khoản phí nào từ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ khai thông tin theo Bộ chỉ số CSI 2020 với 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực: Chỉ số kết quả phát triển bền vững, chỉ số quản trị, chỉ số môi trường và chỉ số lao động.
Trải qua 4 năm triển khai, chương trình đã thu hút hơn 1.500 doanh nghiệp tham gia, qua đó hơn 300 doanh nghiệp được biểu dương doanh nghiệp bền vững.
Theo Báo cáo đánh giá quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp tham dự chương trình giai đoạn 2016-2018 do VBCSD-VCCI thực hiện năm 2019, các doanh nghiệp sau khi tham gia chương trình có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng suất lao động được cải thiện đáng kể so với trước khi tham gia, cũng như vượt trội hơn những doanh nghiệp không tham gia chương trình.
Tiêu biểu như khi xét về mức trung bình năng suất lao động năm 2018, nhóm doanh nghiệp đã tham gia chương trình đạt hơn 7,5 tỷ đồng/người, trong khi nhóm chưa tham gia chương trình chỉ đạt 0,83 tỷ đồng/người.

-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"