
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
Báo cáo mới nhất của VIS Rating cho thấy, lượng phát hành trái phiếu mới trong quý I/2025 đạt 25.000 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong vòng 5 năm qua, thông thường quý đầu tiên chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng phát hành hằng năm, phản ánh tác động mùa vụ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Điểm khác biệt của phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý I/2025 là giá trị phát hành mới thấp nhất trong vòng 5 năm qua, chủ yếu do thiếu các hoạt động phát hành riêng lẻ. Cụ thể, trong quý, chỉ có 2 đợt phát hành được công bố với giá trị 2.000 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng trong quý I lại đạt 23.130 tỷ đồng, tăng tới 68% so với cùng kỳ, cao nhất trong 5 năm qua, nhờ đóng góp của các ngân hàng và công ty chứng khoán.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, từ đầu năm đến 28/3, các doanh nghiệp phát hành đã mua lại trước hạn 21.979 tỷ đồng trái phiếu, giảm 1.5% so với năm 2024. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếmkhoảng 52.6% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 11,563 tỷ đồng).
![]() |
Tình trạng chậm trả nợ gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. |
Trong quý I/2025, có 3 đợt chậm trả lãi trái phiếu mới từ 3 tổ chức phát hành lần đầu ghi nhận chậm trả. Các trái phiếu chậm trả từ Công ty Xi măng Long Thành và Tập đoàn R&H phản ánh tình hình tài chính khó khăn khi cả hai công ty liên tục báo lỗ trong giai đoạn 2022-2023 bởi những thách thức trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đó là xi măng và bất động sản nghỉ dưỡng.
Trái phiếu chậm trả còn lại, được phát hành bởi Công ty Xây dựng Tracodi, nằm trong số năm trái phiếu bị đình chỉ giao dịch liên quan đến hệ sinh thái BCG.
Tính tới cuối quý I/2025, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường là 1,262 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Ngân hàng chiếm 41,7% và Bất động sản nhà ở chiếm 30,3% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.
Tỷ lệ chậm trả toàn thị trường vẫn ổn định ở mức 14,6% vào cuối tháng 3/2025 do chưa có sự biến động lớn.
Có 7/22 trái phiếu đáo hạn vào tháng 4/2025 được đánh giá có hồ sơ tín dụng yếu, trong đó 3 trái phiếu đã chậm trả lãi.
Trong quý I/2025, 17 tổ chức phát hành đã thanh toán một phần/hoặc toàn bộ dư nợ gốc chậm trả 8.081 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ.
Các đơn vị có giá trị thanh toán lớn nhất bao gồm Công ty Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va, Công ty cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận và Saigon Glory.
Tỷ lệ thu hồi nợ gốc chậm trả tăng 2,7% từ cuối năm 2024 lên mức 28,2% cuối quý I/2025.

-
Phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số