-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
TIN LIÊN QUAN | |
Vấn đề bản quyền phần mềm ngày càng được xiết chặt | |
Dùng phần mềm lậu: Xin mời ra tòa! | |
Khởi kiện một doanh nghiệp ngoại dùng"chùa" phần mềm |
Nhức nhối vi phạm bản quyền phần mềm
Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm, sử dụng phần mềm “lậu” trong những tháng đầu năm 2015 đang là vấn đề gây nhức nhối, xâm phạm quyền, lợi ích của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc lây lan virus và các phần mềm độc hại vào hệ thống máy tính.
Không có “vùng an toàn” cho các vi phạm bản quyền. Ảnh: Đức Thanh |
Điển hình là mới đây, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, qua kiểm tra đột xuất đã phát hiện 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH ILA Việt Nam và Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina trên địa bàn quận 1, TP.HCM sử dụng một lượng lớn phần mềm không bản quyền, trong đó chủ yếu là phần mềm của Microsoft. Giá trị của lượng phần mềm vi phạm bản quyền của ILA Việt Nam tương đương 53.900 USD và của Orion Vina là 39.950 USD.
Ông Trần Văn Minh, Phó chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, tính chung từ năm 2012 - 2014, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện 259 Quyết định thanh tra đột xuất tại 259 doanh nghiệp, kiểm tra gần 13.500 máy tính, phát hiện các doanh nghiệp sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử phạt vi phạm hành chính 4,87 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã khắc phục hậu quả mua bản quyền phần mềm máy tính với chủ sở hữu, số tiền lên đến hàng chục triệu USD.
“Riêng quý I/2015, nằm trong chương trình hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, Thanh tra Bộ đã phối hợp với cơ quan chức năng, thanh tra đột xuất một số doanh nghiệp tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nam, kiểm tra 426 máy tính”, ông Minh cho biết thêm.
Mạnh tay với vi phạm bản quyền phần mềm
Theo nhận xét của Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, việc thường xuyên, mạnh tay thanh tra, kiểm tra kết hợp với tuyên tuyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp giao bộ phận IT quản lý tốt chương trình phần mềm máy tính có license phục vụ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp ban hành công văn nội bộ yêu cầu mọi người lao động phải tuân thủ luật sở hữu trí tuệ, không cài đặt hoặc tải trên mạng những phần mềm bất hợp pháp để sử dụng. Sau khi thanh tra, một số doanh nghiệp tích cực làm việc với các chủ sở hữu để mua phần mềm hợp pháp khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại.
Theo đánh giá của ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh, các công ty nhà nước lớn đã chấp hành tốt việc tuân thủ quyền tác giả phần mềm. Ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của cộng đồng doanh nghiệp cải thiện nhiều.
Những năm trước, việc thanh kiểm tra bản quyền phần mềm hầu hết chỉ tập trung tới các công ty nước ngoài, nhưng từ năm 2014 và đặc biệt năm 2015, đối tượng thanh tra được mở rộng tới cả các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam. Điều này cho thấy, sẽ không có “vùng an toàn” nào cho các doanh nghiệp vi phạm bản quyền.
Theo đánh giá của ông Đào Anh Tuấn, Trưởng Đại diện của BSA (Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp) tại Việt Nam, dù trong năm 2014, các cơ quan quản lý đã thực hiện nhiều buổi làm việc, tổ chức hội thảo để tuyên truyền, cảnh báo, thậm chí cả xử phạt các doanh nghiệp sử dụng phần mềm không bản quyền nhằm nâng cao nhận thức về an ninh mạng, tuy nhiên kết quả vẫn chưa khả quan như mong đợi. Tình trạng vi phạm như ILA Việt Nam, Orion Vina vẫn còn tồn tại.
“Hiện nay, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam đang ở mức 81%. Chúng tôi phấn đấu trong những năm tới hạ tỷ lệ này xuống 75 hoặc 70%”, ông Trần Văn Minh cho hay.
Tại lễ công bố Chương trình “Tháng hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4” giữa tuần này, ông Roland Chan, Giám đốc cấp cao phụ trách Chương trình Tuân thủ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương của BSA cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực to lớn và những kết quả đáng ghi nhận bước đầu của các cơ quan Chính phủ Việt Nam trong công cuộc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Những hành động này của Chính phủ Việt Nam có ý nghĩa quan trọng tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
Hữu Tuấn
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"