-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam
Chủ đề “Phát triển bền vững” là nội dung xuyên suốt gần 40 bài phát biểu, tham luận, hội thảo tại sự kiện “Đại hội Sales và Marketing toàn quốc” (VSMCamp) diễn ra mới đây.
Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ với đại hội các câu chuyện thực tế về vấn đề phát triển bền vững trong nội bộ doanh nghiệp mình.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Giám đốc Hạnh phúc của TokyoLife mang đến khái niệm về “hồ câu vui vẻ”, nơi người khuyết tật không chỉ được tặng “con cá”, mà được tặng “cần câu” để họ có thể tự làm việc và phát triển.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Giám đốc Hạnh phúc của TokyoLife chia sẻ tại sự kiện. |
Bắt đầu từ năm 2018, TokyoLife triển khai những bước đầu tiên của dự án Thiên thần, thông qua việc thành lập xưởng may Thiên thần với 30 nhân công người khuyết tật. Tại đây, người khuyết tật được đào tạo nghề, được học về chuyên môn, được hoà nhập và làm việc trong một môi trường yêu thương, bình đẳng.
Bên cạnh xưởng may Thiên thần, TokyoLife hiện còn có 3 cửa hàng Ngôi nhà Thiên thần tại Hà Nội và 1 quán cà phê Thiên thần tại Đà Nẵng, nơi 80% nhân sự là người khiếm thính.
Tính trên toàn hệ thống, TokyoLife có 142 người khuyết tật làm việc tại xưởng sản xuất, văn phòng và hệ thống cửa hàng; đưa doanh nghiệp nằm trong top những đơn vị tại Việt nam có lượng nhân sự là người khuyết tật nhiều nhất.
“Quan điểm của chúng tôi không phải là tặng cho người khuyết tật con cá, mà chúng tôi tặng họ cần câu và “hồ câu vui vẻ” để người khuyết tật có thể tự mình câu cá, tạo ra giá trị, ý nghĩa cho chính mình và xã hội. Quý khách hàng khi đến với TokyoLife cũng chính là góp một phần tạo thêm nhiều cơ hội việc làm hơn cho người khuyết tật”, Giám đốc Hạnh phúc của Tokyolife khẳng định.
Bà đồng thời tiết lộ doanh nghiệp đang chuẩn bị mở lớp dạy may miễn phí cho người khiếm thính, mục tiêu là mỗi năm đào tạo được 200 nhân sự có nghề hoặc nhiều hơn, để họ đều có cơ hội tìm được việc làm.
Bên cạnh TokyoLife, một phần chia sẻ khác cũng nhận được nhiều tràng pháo tay từ khán giả ngồi bên dưới, chính là nội dung trao đổi của ông Trần Tuấn Việt, CMO F88.
Ông Trần Tuấn Việt, CMO F88 chia sẻ trong phiên thảo luận chung. |
Ông Việt nói rằng tại Việt Nam có khoảng 50 triệu người không tiếp cận được các dịch vụ tài chính của ngân hàng, vì vậy F88 ra đời với sứ mệnh giúp những người bị loại trừ vẫn được tiếp cận dịch vụ tài chính.
Với mô hình "tài chính bao dung", doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng đạo đức, cùng nguyên tắc 3 không: không bỏ ai phía sau, không ai phụ thuộc mình và không đẩy ai thành người xấu.
Tại F88 các khoản vay đa phần rơi vào khoảng 5-7 triệu đồng, thậm chí có những khoản vay chỉ 1 triệu đồng. Đại diện doanh nghiệp cho biết tâm lý của người tìm đến F88 luôn muốn vay càng nhiều càng tốt, vì vậy F88 cần thiết kế các gói vay vừa đủ, đảm bảo người vay không phụ thuộc vào nền tảng.
Thậm chí họ còn cân nhắc đến thời điểm thu hồi nợ phù hợp, để người dùng có thể trả được, không rơi vào tình trạng trốn nợ hoặc tìm tới tín dụng đen. “Từ chối cho vay với F88 rất đơn giản, nhưng nếu F88 từ chối, người dùng chỉ còn cách tìm tới tín dụng đen”, ông Việt giãi bày.
Kiên trì lựa chọn con đường đạo đức, năm 2023, F88 lỗ hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên trong năm 2024, ông Việt cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu có lãi.
Từ góc độ chuyên môn, ông Trần Bằng Việt, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Tổng giám đốc điều hành Đông A Solutions đánh giá, doanh nghiệp chỉ cần tồn tại và phát triển đã là một loại đạo đức. “Chỉ khi doanh nghiệp tồn tại, doanh nghiệp mới có thể tạo ra công ăn việc làm, tạo ra kinh tế cho người lao động cũng như phát triển ngành kinh tế thông qua hoạt động tái đầu tư, sản xuất”, ông nói.
Trong bối cảnh hiện nay, ông Việt nhận định phát triển bền vững không còn là một lựa chọn mà đã trở thành chiến lược bắt buộc, giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị dài hạn và niềm tin từ công chúng.
Dựa trên ba trụ cột chính là môi trường, xã hội và kinh tế, ông gợi mở hai hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư bài bản ngay từ đầu với chiến lược “Vững bền để phát triển”, hoặc áp dụng từng bước đổi mới với phương châm “Phát triển nhưng vững bền”.
-
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị